1. Rau dền cơm. Chữa đau đầu, chóng mặt: Rau dền cơm 100g, rau đay 50g, thịt cua đồng 50g, nêm gia vị nấu canh ăn. Ảnh: Ảnh: Phụ nữ và gia đình.Chữa đau mắt: Hạt dền cơm và hạt thảo quyết minh liều lượng bằng nhau đều 10g. Sắc nước uống. Ảnh: Báo sức khỏe.2. Cây tàu bay. Giải độc tiêu viêm nên được dùng trong trường hợp bị côn trùng cắn, rắn rết cắn bằng cách giã nát lá và đắp vào vùng bị tổn thương. Khi bị chảy máu giã nát lá đắp lên sẽ cầm máu ngay. Ảnh: Động thực vật Việt Nam.3. Cây chua me đất. An thần, chữa mất ngủ: dùng 20g chua me đất hoa vàng, lá thông đuôi ngựa 6g cho vào nồi sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày. Ảnh: Sức khỏe.Chữa huyết áp cao: Chua me đất hoa vàng 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g, sắc uống trong ngày. Ảnh: Chữa trị bệnh mất ngủ. 4. Cây xuyến chi. Viêm họng, viêm thanh quản: cây xuyến chi lấy cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15g. Sắc với 700ml nước lấy 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Sắc uống ngày một thang. Ảnh: VTC.Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Dùng lá sắc lấy nước uống. Liều dùng hằng ngày 20-40g lá tươi hoặc 10-15g lá khô. Nên phối hợp uống trong và giã nát đắp ngoài thì rất hiệu quả. Ảnh: Khỏe Plus.5. Cây bồ công anh. Chữa các chứng viêm loét, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da. Mỗi ngày khoảng 20g, thêm hạ khô thảo, kim ngân hoa đồng lượng, sắc với 600ml nước, đun cạn còn 1/2, chia 2-3 lần uống trong ngày. Ảnh: Báo Đà Nẵng.6. Cây dương xỉ (cẩu tích). Chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn: cẩu tích 15 – 20g, ngưu tất (hoặc rễ cỏ xước) 10 – 12g, ý dĩ 12 – 16g, mộc qua 6 – 8g, sắc với 750ml nước còn lại 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn. Ảnh: Cayhoacanh.com.Chữa khí huyết suy yếu, tây chân yếu mỏi, các khớp đau nhức, khó cử động hoặc bại liệt co quắp: cẩu tích 15 – 20g, đương quy 10 – 12g, xuyên khung 4 – 6g, tục đoạn 10 – 12g, cốt toái bổ 10 – 12g, tang ký sinh (tầm gửi cây dâu) 12 – 16g, bạch chỉ 4 – 6g. Nấu với 750ml nước, sắc còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Ảnh: Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp.7. Cây rau má: Chữa mụn nhọt: Rau má 50g, lá gấc 50g. Cách dùng: Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi. Ảnh: Chợ Hoa Online.Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần trong 5 ngày liền. Ảnh: tuyentaphay.com.Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống. Ảnh: Cốm vi sinh Spobio Bibo. (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).
1. Rau dền cơm. Chữa đau đầu, chóng mặt: Rau dền cơm 100g, rau đay 50g, thịt cua đồng 50g, nêm gia vị nấu canh ăn. Ảnh: Ảnh: Phụ nữ và gia đình.
Chữa đau mắt: Hạt dền cơm và hạt thảo quyết minh liều lượng bằng nhau đều 10g. Sắc nước uống. Ảnh: Báo sức khỏe.
2. Cây tàu bay. Giải độc tiêu viêm nên được dùng trong trường hợp bị côn trùng cắn, rắn rết cắn bằng cách giã nát lá và đắp vào vùng bị tổn thương. Khi bị chảy máu giã nát lá đắp lên sẽ cầm máu ngay. Ảnh: Động thực vật Việt Nam.
3. Cây chua me đất. An thần, chữa mất ngủ: dùng 20g chua me đất hoa vàng, lá thông đuôi ngựa 6g cho vào nồi sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày. Ảnh: Sức khỏe.
Chữa huyết áp cao: Chua me đất hoa vàng 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g, sắc uống trong ngày. Ảnh: Chữa trị bệnh mất ngủ.
4. Cây xuyến chi. Viêm họng, viêm thanh quản: cây xuyến chi lấy cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15g. Sắc với 700ml nước lấy 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Sắc uống ngày một thang. Ảnh: VTC.
Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Dùng lá sắc lấy nước uống. Liều dùng hằng ngày 20-40g lá tươi hoặc 10-15g lá khô. Nên phối hợp uống trong và giã nát đắp ngoài thì rất hiệu quả. Ảnh: Khỏe Plus.
5. Cây bồ công anh. Chữa các chứng viêm loét, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da. Mỗi ngày khoảng 20g, thêm hạ khô thảo, kim ngân hoa đồng lượng, sắc với 600ml nước, đun cạn còn 1/2, chia 2-3 lần uống trong ngày. Ảnh: Báo Đà Nẵng.
6. Cây dương xỉ (cẩu tích). Chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn: cẩu tích 15 – 20g, ngưu tất (hoặc rễ cỏ xước) 10 – 12g, ý dĩ 12 – 16g, mộc qua 6 – 8g, sắc với 750ml nước còn lại 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn. Ảnh: Cayhoacanh.com.
Chữa khí huyết suy yếu, tây chân yếu mỏi, các khớp đau nhức, khó cử động hoặc bại liệt co quắp: cẩu tích 15 – 20g, đương quy 10 – 12g, xuyên khung 4 – 6g, tục đoạn 10 – 12g, cốt toái bổ 10 – 12g, tang ký sinh (tầm gửi cây dâu) 12 – 16g, bạch chỉ 4 – 6g. Nấu với 750ml nước, sắc còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Ảnh: Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp.
7. Cây rau má: Chữa mụn nhọt: Rau má 50g, lá gấc 50g. Cách dùng: Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi. Ảnh: Chợ Hoa Online.
Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần trong 5 ngày liền. Ảnh: tuyentaphay.com.
Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống. Ảnh: Cốm vi sinh Spobio Bibo. (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).