Hoảng hồn bác sĩ kéo đứt cổ thai nhi, cảnh báo những biến chứng sinh thường

Google News

(Kiến Thức) - Liên quan đến việc trẻ sơ sinh tử vong với vết đứt dài trên cổ ở Hà Tĩnh mới đây, chuyên gia cho rằng sản phụ nên biết trước những biến chứng khi sinh thường để có cách phòng ngừa hiệu quả. 

Trẻ sơ sinh ở Hà Tĩnh tử vong, bác sĩ kéo đứt cổ bé rồi tự tay khâu lại
Sáng 30/6, sản phụ Nguyễn Thị Tình (37 tuổi, ở Hà Tĩnh) có dấu hiệu chuyển dạ, nhập viện với sức khỏe tốt, chờ sinh thường. Tuy nhiên, khi chào đời, bé sơ sinh tử vong với vết đứt dài trên cổ.
Ông Phạm Hồng Cường, Phó giám đốc BV đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị đang làm báo cáo để gửi Sở Y tế liên quan đến vụ việc bác sĩ kéo đứt cổ thai nhi của sản phụ Nguyễn Thị Tình (SN 1982, trú huyện Can Lộc).
Ông Cường cho rằng, dựa vào kết quả chuyên môn ông nắm được thì trẻ sơ sinh này đã chết lưu trước đó khoảng 2 đến 3 ngày.
Hoang hon bac si keo dut co thai nhi, canh bao nhung bien chung sinh thuong
Vợ chồng sản phụ Tình vô cùng đau buồn vì mất con. Ảnh: Baovephapluat. 
Ngoài ra, ông Cường cũng thừa nhận chính bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Trưởng khoa sản đã kéo đứt cổ trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hai nữ hộ sinh đã kéo trẻ sơ sinh trước đó, không kéo được mới gọi bác sĩ Đức lên kéo trẻ.
“Khi hai hộ sinh không kéo được thì mời bác sĩ Đức lên kéo trẻ. Khi bác sĩ Đức đưa tay kéo thì khiến cháu bé đứt cổ. Sau đó, bác sĩ Đức tự tay khâu cổ trẻ lại”, ông Cường cho hay.
Ông Cường cho hay, ở đây phía bệnh viện đang yêu cầu làm rõ vì sao trước đó bác sĩ khám nghe nhịp tim trẻ bình thường, nhưng sau đó trẻ sinh ra lại cho rằng trẻ chết lưu trước đó mấy ngày?
Đây không phải là trường hợp bác sĩ kéo đứt cổ thai nhi đầu tiên xảy ra. Hồi tháng 1/2019, một nam y tá ở trung tâm y tế của chính phủ tại Ramgarh, quận Rajasthan, Jaisalmer (Ấn Độ) đã cố gắng kéo mạnh một thai nhi ra ngoài khi đỡ đẻ đến nỗi khiến cơ thể bé bị đứt lìa làm hai.
Điều kinh khủng hơn nữa đó là nam y tá và một đồng nghiệp khác đã giấu phần dưới của thai nhi vào nhà xác bệnh viện và yêu cầu gia đình chuyển người mẹ đến một bệnh viện khác, với lí do là có vấn đề phát sinh và người mẹ cần được điều trị thêm.
Các bác sĩ sau đó đã phẫu thuật cho người mẹ (để loại bỏ những gì họ nghĩ là nhau thai) thì tìm thấy đầu thai nhi vẫn còn trong đó, họ ngay lập tức thông báo cho gia đình nạn nhân về vụ việc gây sốc này.
Năm 2017, một ca đỡ đẻ kinh hoàng bé sơ sinh bị kéo đứt rời phần đầu xảy ra tại bệnh viện Juan Domingo Peron ở Tartagal, tây bắc Argentina. Chỉ vì sơ suất của bác sĩ, người mẹ có tên Reina Natalia Valazquez (30 tuổi, sống ở Buenos Aires) đã phải đau đớn chứng kiến cảnh đứa con bé bỏng của mình bị lôi ra chỉ có từ phần cổ trở xuống, còn đầu của em bé... vẫn nằm trong tử cung của cô.
Những biến chứng thường gặp khi sinh thường
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra trong quá trình sinh nở như băng huyết, sinh khó… Do vậy, các sản phụ nên biết trước những biến chứng khi sinh thường để có cách phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là nguyên nhân và cách ứng phó với các trường hợp này.
1. Sinh khó trong quá trình sinh nở
Nếu thời gian sinh quá lâu, bạn sẽ phải đối mặt với biến chứng này. Thông thường, những phụ nữ mới sinh con lần đầu thì thời gian chuyển dạ là 20 tiếng, còn những phụ nữ đã sinh con trước đó thì thời gian này sẽ giảm xuống còn 14 tiếng. Một vài nguyên nhân khiến thời gian sinh kéo dài:
Bé có kích thước lớn
Mang đa thai
Cổ tử cung giãn nở chậm
Để xử lý tình trạng này, bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ hoặc cho bạn uống thuốc giảm đau.
2. Sinh khó do kẹt vai
Đây là tình trạng mà đầu của bé đã lộ ra nhưng phần vai bị kẹt lại trong cơ thể của người mẹ. Các biến chứng phát sinh từ tình trạng này có thể được chữa khỏi nhưng nó cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bàn tay, cánh tay và vai của bé là những bộ phận dễ bị tổn thương nếu gặp phải biến chứng này trong quá trình sinh nở. Phải mất từ 6 đến 12 tháng thì những chấn thương này mới lành lại được.
3. Ngôi thai bất thường
Không phải bé nào cũng ở tư thế tốt nhất khi sinh. Ngôi chỏm trước là tư thế thường gặp nhất khi sinh. Ngoài ra, còn có một số ngôi khác như:
Ngôi chỏm sau
Ngôi xiên
Ngôi mông
Tùy thuộc vào tình hình thực tế của bé mà bác sĩ sẽ quyết định xem phương pháp hỗ trợ nào là tốt nhất cho cả sản phụ và bé.
4. Nhau tiền đạo
Tình trạng này xảy ra khi nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung dẫn đến bánh nhau thai che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Nếu bạn rơi vào tình huống này, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Nguyên nhân dẫn đến nhau tiền đạo:
Hút thuốc
Sử dụng chất gây nghiện
Sinh con ở tuổi trên 35
Triệu chứng chính của biến chứng này là xuất huyết từ nhẹ đến trung bình trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Nếu bạn bị xuất huyết trầm trọng thì cần phải được điều trị ngay lập tức.
5. Vỡ tử cung
Nếu bạn đã sinh mổ trước đây thì trong những lần sinh sau, vết sẹo cũ có thể bị rách, tử cung bị ảnh hưởng trong quá trình sinh nở kế tiếp. Điều này khiến cho bé bị thiếu oxy.
Triệu chứng phổ biến của tình trạng này là nhịp tim của bé bất thường. Ngoài ra, nó còn đi kèm với các cơn co thắt không đều và xuất huyết âm đạo.
6. Mất cân đối đầu bé và xương chậu của mẹ
Tình trạng này xảy ra khi đầu của bé quá lớn khiến cho xương chậu của người mẹ không cho phép thai nhi đi qua ống sinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
Kích thước của bé lớn
Vị trí của thai không bình thường
Đa số các ca sinh gặp phải biến chứng này bác sĩ đều chỉ định sinh mổ.
7. Các rủi ro cho em bé
Không chỉ mẹ mà bé cũng có thể gặp những rủi ro khi sinh thường. Một số các rủi ro thường gặp khi quá trình sinh thường không diễn ra suôn sẻ như:
- Bé bị suy thai do thiếu oxy. Lúc này bé không nhận được đủ lượng oxy cần thiết và bắt đầu xuất hiện các biến chứng về sức khỏe cũng như hoạt động của hệ thần kinh.
- Các biện pháp hỗ trợ sinh như forceps có thể khiến bé bị tổn thương khi sinh ra.
- Bé có thể bị kẹt vai trong quá trình rặn đẻ và dẫn đến các tổn thương về thần kinh và thể chất khi chào đời.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)