Tanzania là một trong những quốc gia ở châu Phi có tỷ lệ người bạch tạng cao nhất thế giới: 1/1.400. Ở đây, nếu trẻ sinh ra bị bạch tạng đồng nghĩa với việc cuộc sống như có án treo trên đầu.Những đứa trẻ bị bạch tạng không chỉ chịu sự phân biệt đối xử mà còn phải đối mặt cái chết cận kề bởi lời đồn mê tín dị đoan rằng, các bộ phận trên cơ thể họ mang lại nhiều may mắn.Vì thế mà, nhiếp ảnh gia Marinka đã chụp lại bộ ảnh này để nâng cao nhận thức về hoàn cảnh của những đứa bé bị bệnh bạch tạng tại Tanzania.Các bậc cha mẹ với con cái mắc chứng bệnh bạch tạng luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ vì con của họ có thể trở thành nạn nhân tiếp theo và bị bắt cóc bất cứ lúc nào.Sợ hãi và mê tín dị đoan đến mức, nhiều phụ nữ sinh con bị bệnh bạch tạng đã phải tự tay giết chết con mình. Nếu họ từ chối thì sẽ bị đuổi việc và sống trong sự sợ hãi, xa lánh của cả làng.Chính phủ cũng đã và đang cố gắng thay đổi ý thức và sự mê tín của người dân bằng những hình phạt nặng đối với những cuộc tấn công người bạch tạng nhưng không hiệu quả là bao.Nhiều đứa trẻ bị bạch tạng vẫn đang phải sống một khu trại tách biệt để được bảo vệ an toàn.Tuy nhiên, trong những trại dành cho người bạch tạng, hoàn cảnh sống rất nghèo nàn thiếu thốn.Sự tách biệt này chỉ giải quyết được vấn đề an toàn tạm thời. Những trẻ bạch tạng không được phát triển và về thể chất lẫn tinh thần.Lớn lên chúng không được đối xử như một người bình thường, không thể xin được việc làm, thường chỉ sống nhờ vào các tổ chức từ thiện.Chúng cũng đối mặt với cái chết gần kề hơn bao giờ hết. Bởi những người bạch tạng có nguy cơ ung thư da rất cao. Nay sống mai đã lìa là điều rất thường xảy ra trong cộng đồng những người bạch tạng.
Tanzania là một trong những quốc gia ở châu Phi có tỷ lệ người bạch tạng cao nhất thế giới: 1/1.400. Ở đây, nếu trẻ sinh ra bị bạch tạng đồng nghĩa với việc cuộc sống như có án treo trên đầu.
Những đứa trẻ bị bạch tạng không chỉ chịu sự phân biệt đối xử mà còn phải đối mặt cái chết cận kề bởi lời đồn mê tín dị đoan rằng, các bộ phận trên cơ thể họ mang lại nhiều may mắn.
Vì thế mà, nhiếp ảnh gia Marinka đã chụp lại bộ ảnh này để nâng cao nhận thức về hoàn cảnh của những đứa bé bị bệnh bạch tạng tại Tanzania.
Các bậc cha mẹ với con cái mắc chứng bệnh bạch tạng luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ vì con của họ có thể trở thành nạn nhân tiếp theo và bị bắt cóc bất cứ lúc nào.
Sợ hãi và mê tín dị đoan đến mức, nhiều phụ nữ sinh con bị bệnh bạch tạng đã phải tự tay giết chết con mình. Nếu họ từ chối thì sẽ bị đuổi việc và sống trong sự sợ hãi, xa lánh của cả làng.
Chính phủ cũng đã và đang cố gắng thay đổi ý thức và sự mê tín của người dân bằng những hình phạt nặng đối với những cuộc tấn công người bạch tạng nhưng không hiệu quả là bao.
Nhiều đứa trẻ bị bạch tạng vẫn đang phải sống một khu trại tách biệt để được bảo vệ an toàn.
Tuy nhiên, trong những trại dành cho người bạch tạng, hoàn cảnh sống rất nghèo nàn thiếu thốn.
Sự tách biệt này chỉ giải quyết được vấn đề an toàn tạm thời. Những trẻ bạch tạng không được phát triển và về thể chất lẫn tinh thần.
Lớn lên chúng không được đối xử như một người bình thường, không thể xin được việc làm, thường chỉ sống nhờ vào các tổ chức từ thiện.
Chúng cũng đối mặt với cái chết gần kề hơn bao giờ hết. Bởi những người bạch tạng có nguy cơ ung thư da rất cao. Nay sống mai đã lìa là điều rất thường xảy ra trong cộng đồng những người bạch tạng.