Quả dứa là một loại trái cây miền nhiệt đới chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất vừa có tác dụng rất tốt dể làm đẹp vừa trị được nhiều bệnh. Ngoài ra, dứa còn giúp tăng sức đề kháng, tăng quá trình phát triển xương, sụn… giúp con người có một sức khỏe tốt hơn.Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai ăn dứa cũng tốt. Bởi nếu ăn không đúng cách có thể dẫn tới những nguy hiểm khôn lường, thậm chí là dẫn tới tử vong. Sau đây là một số người nên tránh ăn dứa.Phụ nữ có thai không nên ăn dứa. Có một số cảnh báo liên quan tới việc sử dụng nước ép dứa. Nếu bạn đang mang thai, bạn nên hạn chế lượng nước ép dứa, vì nó có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, có thể gây sảy thai. Ngoài ra, nước ép từ dứa xanh cũng có thể gây nguy hiểm. Nước ép dứa ngon ngọt, nhưng nếu dùng quá nhiều, bạn có thể bị nôn, tiêu chảy, thậm chí là phát ban trên cơ thể.Không ăn dứa khi đang đói. Mặc dù dứa là loại trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe, tuy nhiên nếu không sử dụng một cách khoa học, hợp lý và đúng lượng cần thiết hàng ngày, dứa cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với dạ dày của bạn. Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu.Không ăn quá nhiều dứa vào một lúc. Nếu ăn dứa quá nhiều trong vòng một ngày các axit hữu cơ và một số enzym có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người dau dạ dày. Đồng thời, gây viêm loét niêm mạc dạ dày.Vì thế, chúng ta không nên ăn quá nhiều dứa trong ngày, mỗi người 1 tuần chỉ nên ăn tối đa 2 quả dứa. Nên uống và ăn dứa sau bữa cơm để việc tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là các chất béo trở nên dễ dàng hơn. Bạn nên nhớ, nếu ăn dứa quá nhiều, chúng ta sẽ mất cảm giác ngon miệng, kích thích niêm mạc miệng dẫn tới rát lưỡi, nướu.Không ăn dứa khi bị chảy máu cam, băng huyết. Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên các nhà nghiên cứu khuyên những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như người chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết… không nên ăn dứa.Không ăn dứa hỏng, bị nhiễm bẩn. Quả dứa được xem là nơi cư trú lý tưởng của nấm bởi lớp vỏ xù xì. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây ngộ độc cho người ăn. Thực tế, đã có nhiều trường hợp bị tai biến, thậm chí tử vong. Những triệu chứng xảy ra là sau khi ăn dứa chừng 30 – 60 phút cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay… Để đề phòng tai biến, nên ăn dứa tươi và nguyên lành, không ăn dứa dập nát, hỏng thối.
Quả dứa là một loại trái cây miền nhiệt đới chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất vừa có tác dụng rất tốt dể làm đẹp vừa trị được nhiều bệnh. Ngoài ra, dứa còn giúp tăng sức đề kháng, tăng quá trình phát triển xương, sụn… giúp con người có một sức khỏe tốt hơn.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai ăn dứa cũng tốt. Bởi nếu ăn không đúng cách có thể dẫn tới những nguy hiểm khôn lường, thậm chí là dẫn tới tử vong. Sau đây là một số người nên tránh ăn dứa.
Phụ nữ có thai không nên ăn dứa. Có một số cảnh báo liên quan tới việc sử dụng nước ép dứa. Nếu bạn đang mang thai, bạn nên hạn chế lượng nước ép dứa, vì nó có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, có thể gây sảy thai. Ngoài ra, nước ép từ dứa xanh cũng có thể gây nguy hiểm. Nước ép dứa ngon ngọt, nhưng nếu dùng quá nhiều, bạn có thể bị nôn, tiêu chảy, thậm chí là phát ban trên cơ thể.
Không ăn dứa khi đang đói. Mặc dù dứa là loại trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe, tuy nhiên nếu không sử dụng một cách khoa học, hợp lý và đúng lượng cần thiết hàng ngày, dứa cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với dạ dày của bạn. Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu.
Không ăn quá nhiều dứa vào một lúc. Nếu ăn dứa quá nhiều trong vòng một ngày các axit hữu cơ và một số enzym có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người dau dạ dày. Đồng thời, gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
Vì thế, chúng ta không nên ăn quá nhiều dứa trong ngày, mỗi người 1 tuần chỉ nên ăn tối đa 2 quả dứa. Nên uống và ăn dứa sau bữa cơm để việc tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là các chất béo trở nên dễ dàng hơn. Bạn nên nhớ, nếu ăn dứa quá nhiều, chúng ta sẽ mất cảm giác ngon miệng, kích thích niêm mạc miệng dẫn tới rát lưỡi, nướu.
Không ăn dứa khi bị chảy máu cam, băng huyết. Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên các nhà nghiên cứu khuyên những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như người chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết… không nên ăn dứa.
Không ăn dứa hỏng, bị nhiễm bẩn. Quả dứa được xem là nơi cư trú lý tưởng của nấm bởi lớp vỏ xù xì. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây ngộ độc cho người ăn. Thực tế, đã có nhiều trường hợp bị tai biến, thậm chí tử vong. Những triệu chứng xảy ra là sau khi ăn dứa chừng 30 – 60 phút cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay… Để đề phòng tai biến, nên ăn dứa tươi và nguyên lành, không ăn dứa dập nát, hỏng thối.