Một thanh niên Afghanistan chỉ mang theo chiếc ba lô chuẩn bị lên xe buýt tại bến xe Kabul-Kandahar, điểm khởi đầu trong chuyến hành trình dài đầy nguy hiểm tới “miền đất hứa” Châu Âu.Những người tị nạn Afghanistan ngồi trên xe buýt chờ khởi hành từ Kabul tới Nimroz, một tỉnh ở Afghanistan giáp ranh với Pakistan và Iran. Được biết, trong năm 2015, hơn 200 nghìn người Afghanistan thực hiện cuộc hành trình đầy nguy hiểm qua Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và vượt biển Aegean tới Hy Lạp với mong muốn tìm được một chỗ lánh nạn an toàn ở Châu Âu.Tuy nhiên, theo thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU), nhiều người dân Afghanistan đang ở Hy Lạp có thể sẽ phải quay trở về Thổ Nhĩ Kỳ. Những người tị nạn Afghanistan không đủ điều kiện để có thể được xin "lánh nạn" tại Hy Lạp, Italy hay các quốc gia Châu Âu khác. Ảnh: Chiếc xe tải chở người dân Afghanistan đi qua Nimroz tới Iran.Ahmad, một người tị nạn Afghanistan, nằm nghỉ sau khi tới Nimroz. Sáng hôm sau, anh sẽ vượt biên vào Iran.Được sắp xếp theo độ tuổi từ 13 đến 55, một nhóm người tị nạn Afghanistan lên xe tải tại một trạm xăng ở vùng ngoại ô Zaranj. Trong chuyến đi này, họ sẽ vượt qua sa mạc Baluchi, băng qua miền nam Pakistan và vào Iran.Tại tỉnh Nimroz, nằm trong sa mạc giữa Afghanistan, Iran và Pakistan, những người tị nạn được đưa lên xe tải để vượt biên. Mặc dù chuyến vượt biên vào Iran có nhiều nguy hiểm nhưng nhiều thanh niên và gia đình Afghanistan vẫn quyết định thực hiện chuyến hành trình này.Bến xe buýt Kabul-Kandahar ở vùng ngoại ô phía tây thủ đô Kabul luôn bận rộn vào ban đêm. Hầu hết những chiếc xe buýt này đều chở các hành khách tới cùng một địa điểm, đó chính là Nimroz.“Gia đình đã gom tiền cho em. Nếu tới được Châu Âu, ít ra em có thể hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn”, Abdul Khaliq, 14 tuổi, chia sẻ khi chuẩn bị khởi hành từ bên xe buýt Kandahar.Muhammad Nasim cùng cậu con trai ba tuổi, Ali Reza, ngồi trong căn hộ nhỏ của họ ở Van, Thổ Nhĩ Kỳ. Nasim từng sống ở thủ đô Kabul từ năm 2003. Anh đã nhận được một lá thư đe dọa từ phiến quân Taliban. Trong khi đó, cảnh sát Afghanistan nói rằng họ không thể đảm bảo sự an toàn cho gia đình anh. Do vậy, Nasim quyết định rời khỏi đất nước.Ahmad, Zia UI Haq, Milad và Mujtaba sống trong một căn hộ nhỏ ở Konya, Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đã rời khỏi Afghanistan cách đây 3 năm và sống ở Iran 2 năm trước khi kiếm đủ tiền để được bọn buôn người đưa sang Thổ Nhĩ Kỳ. Họ mong muốn sẽ có thể tới Châu Âu bởi vì công việc dành cho những người tị nạn Afghanistan ở Thổ Nhĩ Kỳ rất hiếm.Một trong những con thuyền cao su chở gia đình người tị nạn Afghanistan gồm 7 người đến từ Baghlan tới cảng Skala Sikamineas trên đảo Lesbos, Hy Lạp.Fatima, đến từ tỉnh Baghlan (Afghanistan), bật khóc sau khi đặt chân lên đảo Lesbos cùng gia đình cô.Một căn hộ của những tay buôn người ở Zeytinburnu, thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Căn phòng có thể cung cấp chỗ ở cho 30 thanh niên Afghanistan vào buổi tối.Một nhóm người Afghanistan ngồi chờ những kẻ buôn người ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều di dân bị mắc kẹt tại Thổ Nhĩ Kỳ vì họ không còn tiền để tiếp tục hành trình tới Châu Âu và trở thành những người vô gia cư trên đường phố Thổ Nhĩ Kỳ.
Một thanh niên Afghanistan chỉ mang theo chiếc ba lô chuẩn bị lên xe buýt tại bến xe Kabul-Kandahar, điểm khởi đầu trong chuyến hành trình dài đầy nguy hiểm tới “miền đất hứa” Châu Âu.
Những người tị nạn Afghanistan ngồi trên xe buýt chờ khởi hành từ Kabul tới Nimroz, một tỉnh ở Afghanistan giáp ranh với Pakistan và Iran. Được biết, trong năm 2015, hơn 200 nghìn người Afghanistan thực hiện cuộc hành trình đầy nguy hiểm qua Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và vượt biển Aegean tới Hy Lạp với mong muốn tìm được một chỗ lánh nạn an toàn ở Châu Âu.
Tuy nhiên, theo thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU), nhiều người dân Afghanistan đang ở Hy Lạp có thể sẽ phải quay trở về Thổ Nhĩ Kỳ. Những người tị nạn Afghanistan không đủ điều kiện để có thể được xin "lánh nạn" tại Hy Lạp, Italy hay các quốc gia Châu Âu khác. Ảnh: Chiếc xe tải chở người dân Afghanistan đi qua Nimroz tới Iran.
Ahmad, một người tị nạn Afghanistan, nằm nghỉ sau khi tới Nimroz. Sáng hôm sau, anh sẽ vượt biên vào Iran.
Được sắp xếp theo độ tuổi từ 13 đến 55, một nhóm người tị nạn Afghanistan lên xe tải tại một trạm xăng ở vùng ngoại ô Zaranj. Trong chuyến đi này, họ sẽ vượt qua sa mạc Baluchi, băng qua miền nam Pakistan và vào Iran.
Tại tỉnh Nimroz, nằm trong sa mạc giữa Afghanistan, Iran và Pakistan, những người tị nạn được đưa lên xe tải để vượt biên. Mặc dù chuyến vượt biên vào Iran có nhiều nguy hiểm nhưng nhiều thanh niên và gia đình Afghanistan vẫn quyết định thực hiện chuyến hành trình này.
Bến xe buýt Kabul-Kandahar ở vùng ngoại ô phía tây thủ đô Kabul luôn bận rộn vào ban đêm. Hầu hết những chiếc xe buýt này đều chở các hành khách tới cùng một địa điểm, đó chính là Nimroz.
“Gia đình đã gom tiền cho em. Nếu tới được Châu Âu, ít ra em có thể hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn”, Abdul Khaliq, 14 tuổi, chia sẻ khi chuẩn bị khởi hành từ bên xe buýt Kandahar.
Muhammad Nasim cùng cậu con trai ba tuổi, Ali Reza, ngồi trong căn hộ nhỏ của họ ở Van, Thổ Nhĩ Kỳ. Nasim từng sống ở thủ đô Kabul từ năm 2003. Anh đã nhận được một lá thư đe dọa từ phiến quân Taliban. Trong khi đó, cảnh sát Afghanistan nói rằng họ không thể đảm bảo sự an toàn cho gia đình anh. Do vậy, Nasim quyết định rời khỏi đất nước.
Ahmad, Zia UI Haq, Milad và Mujtaba sống trong một căn hộ nhỏ ở Konya, Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đã rời khỏi Afghanistan cách đây 3 năm và sống ở Iran 2 năm trước khi kiếm đủ tiền để được bọn buôn người đưa sang Thổ Nhĩ Kỳ. Họ mong muốn sẽ có thể tới Châu Âu bởi vì công việc dành cho những người tị nạn Afghanistan ở Thổ Nhĩ Kỳ rất hiếm.
Một trong những con thuyền cao su chở gia đình người tị nạn Afghanistan gồm 7 người đến từ Baghlan tới cảng Skala Sikamineas trên đảo Lesbos, Hy Lạp.
Fatima, đến từ tỉnh Baghlan (Afghanistan), bật khóc sau khi đặt chân lên đảo Lesbos cùng gia đình cô.
Một căn hộ của những tay buôn người ở Zeytinburnu, thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Căn phòng có thể cung cấp chỗ ở cho 30 thanh niên Afghanistan vào buổi tối.
Một nhóm người Afghanistan ngồi chờ những kẻ buôn người ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều di dân bị mắc kẹt tại Thổ Nhĩ Kỳ vì họ không còn tiền để tiếp tục hành trình tới Châu Âu và trở thành những người vô gia cư trên đường phố Thổ Nhĩ Kỳ.