Việc "thảm sát" rắn đuôi chuông là hoạt động chính của lễ hội giết rắn đuôi chuông diễn ra thường niên từ năm 1958 ở Sweetwater, bang Texas, Mỹ, bao gồm chuỗi các sự kiện liên quan đến loài rắn độc.Khi bắt đầu lễ hội hàng năm, những người tham gia sẽ đi săn bắt số lượng lớn những con rắn đuôi chuông ngoài tự nhiên và vận chuyển vào thị trấn.Rắn đuôi chuông là một trong những loài rắn độc nhất thế giới, gây ra nhiều vụ tử vong của con người. Chính vì thế đây là một trong những lễ hội gây tranh cãi và nguy hiểm nhất thế giới.Vào năm 2006 khi số lượng rắn đuôi chuông bị bắt để phục vụ cho lễ hội lên tới 1% dân số loài bò sát này trên toàn nước Mỹ.Một số con rắn được đem nhốt vào lồng để trưng bày cho mọi người tham quan.Tại lễ hội, rắn đuôi chuông trở thành trò tiêu khiển của tất cả du khách ở các hoạt động khác nhau. Một số con được đem nhốt vào lồng để trưng bày cho mọi người tham quan. Người ta còn khuyến khích và chỉ cho du khách bao gồm cả người lớn và trẻ em cách cầm một con rắn mà không bị nó làm hại.Các con rắn sẽ được đem tới khu thu nọc độc công khai cho mọi người thưởng lãm. Tại đây, bằng kĩ thuật chuyên nghiệp, người ta ép răng nanh của loài rắn này tiết nọc độc ra và cho vào một cái lọ. Theo ban tổ chức, họ sẽ dùng nó để bán cho các hiệp hội nghiên cứu nhằm mục đích chế tạo vắc-xin chống lại nọc độc rắn.Những con rắn bị treo dọc người lên, giết chết, lột da và lọc xương.Thịt rắn đuôi chuông được lọc đem nấu làm đồ ăn bán phục vụ du khách như một đặc sản.Da của những con rắn bị lột được sử dụng làm đồ lưu niệm như ví da hay thắt lưng bán ngay tại hội chợ.Những chiếc đầu của rắn đuôi chuông cũng được đem ra để kinh doanh.Một tiết mục văn nghệ ngay trong chuồng nhốt rắn.Cuộc thi Miss “rắn đuôi chuông” là một trong những hoạt động sôi nổi tại lễ hội. Người thắng cuộc là những phụ nữ trẻ xinh đẹp và gan dạ, dám cầm nắm hay đùa giỡn với rắn đuôi chuông.Vách ngăn bằng thủy tinh là nơi để mọi người nhúng tay vào máu rắn chuông và kí tên lên. Việc "thảm sát" rắn đuôi chuông đang bị lên án bởi những nhà bảo vệ động vật.
Việc "thảm sát" rắn đuôi chuông là hoạt động chính của lễ hội giết rắn đuôi chuông diễn ra thường niên từ năm 1958 ở Sweetwater, bang Texas, Mỹ, bao gồm chuỗi các sự kiện liên quan đến loài rắn độc.
Khi bắt đầu lễ hội hàng năm, những người tham gia sẽ đi săn bắt số lượng lớn những con rắn đuôi chuông ngoài tự nhiên và vận chuyển vào thị trấn.
Rắn đuôi chuông là một trong những loài rắn độc nhất thế giới, gây ra nhiều vụ tử vong của con người. Chính vì thế đây là một trong những lễ hội gây tranh cãi và nguy hiểm nhất thế giới.
Vào năm 2006 khi số lượng rắn đuôi chuông bị bắt để phục vụ cho lễ hội lên tới 1% dân số loài bò sát này trên toàn nước Mỹ.
Một số con rắn được đem nhốt vào lồng để trưng bày cho mọi người tham quan.
Tại lễ hội, rắn đuôi chuông trở thành trò tiêu khiển của tất cả du khách ở các hoạt động khác nhau. Một số con được đem nhốt vào lồng để trưng bày cho mọi người tham quan. Người ta còn khuyến khích và chỉ cho du khách bao gồm cả người lớn và trẻ em cách cầm một con rắn mà không bị nó làm hại.
Các con rắn sẽ được đem tới khu thu nọc độc công khai cho mọi người thưởng lãm. Tại đây, bằng kĩ thuật chuyên nghiệp, người ta ép răng nanh của loài rắn này tiết nọc độc ra và cho vào một cái lọ. Theo ban tổ chức, họ sẽ dùng nó để bán cho các hiệp hội nghiên cứu nhằm mục đích chế tạo vắc-xin chống lại nọc độc rắn.
Những con rắn bị treo dọc người lên, giết chết, lột da và lọc xương.
Thịt rắn đuôi chuông được lọc đem nấu làm đồ ăn bán phục vụ du khách như một đặc sản.
Da của những con rắn bị lột được sử dụng làm đồ lưu niệm như ví da hay thắt lưng bán ngay tại hội chợ.
Những chiếc đầu của rắn đuôi chuông cũng được đem ra để kinh doanh.
Một tiết mục văn nghệ ngay trong chuồng nhốt rắn.
Cuộc thi Miss “rắn đuôi chuông” là một trong những hoạt động sôi nổi tại lễ hội. Người thắng cuộc là những phụ nữ trẻ xinh đẹp và gan dạ, dám cầm nắm hay đùa giỡn với rắn đuôi chuông.
Vách ngăn bằng thủy tinh là nơi để mọi người nhúng tay vào máu rắn chuông và kí tên lên. Việc "thảm sát" rắn đuôi chuông đang bị lên án bởi những nhà bảo vệ động vật.