Thời gian này, tại Phòng Điều phối cấp cứu (Trung tâm 115 Hà Nội, đường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm) luôn trong không khí khẩn trương, làm việc hết công suất.Các điều phối viên ngoài nhiệm vụ xử lý thông tin, điều phối xe vận chuyển bệnh nhân cấp cứu, còn kiêm luôn nhiệm vụ thăm khám, tư vấn, sàng lọc người bệnh COVID-19. Từ đó, đưa ra các bước phân tầng phù hợp. Thống kê từ Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, mỗi ngày đơn vị tiếp nhận và xử lý số cuộc gọi lên tới 2.000 - 2.300 cuộc, cao hơn nhiều so với trước đây (khoảng 1.200 – 1.500 cuộc gọi/ngày).Anh Nguyễn Hữu Liên – Điều phối viên (Phòng Điều phối cấp cứu) tay bốc máy nghe, gọi liên hồi. Anh Liên chia sẻ, mỗi nhân viên của phòng sẽ phải tiếp nhận trung bình khoảng 150 cuộc gọi trong 24h làm việc - một con số không hề nhỏ.Vừa dứt lời, anh Liên gọi điện cho kíp vận chuyển do Bác sĩ Hoàng Văn Hải làm trưởng nhóm: “Alo. Một trường hợp F0 tại số 2 phố Hàng Chiếu đang trở nặng cần hỗ trợ gấp”. Không chần chừ, bác sĩ Hải và điều dưỡng Khánh cùng lái xe Thành mặc bảo hộ, mang theo thiết bị y tế tức tốc lên đường.Họ xuất phát lúc 11h hơn, song đường đi vào khu vực phố cổ chật hẹp nên xe không thể đi nhanh, mất ít nhất 20 phút mới tới được hiện trường.Trường hợp F0 lần này là cụ bà sinh năm 1931, có bệnh nền tăng huyết áp, SpO2 (chỉ số oxy trong máu) giảm sâu dưới 90%, bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, khó thở. Theo quy định, F0 này cần được phân tầng 3 là một trong những tầng nặng để điều phối đến một bệnh viện phù hợp.Bệnh viện Việt Đức là cơ sở cấp cứu gần nhất nên kíp trực đã liên hệ và đưa bệnh nhân đến địa điểm này. Trên cả chuyến đi, bác sĩ Hải và điều dưỡng Khánh liên tục động viên người thân của F0 và hỗ trợ bệnh nhân thở máy oxy.Bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng, thậm chí nguy kịch, bác sĩ Hải liên hệ với Bệnh viện Việt Đức để nhanh chóng bố trí người hỗ trợ kíp vận chuyển, đưa F0 vào bên trong viện.Theo bác sĩ Hải, mỗi ca trực, nhân viên trung tâm phải tham gia từ 8 – 10 chuyến, thậm chí có những ngày cao điểm nhiều chuyến không thể nhớ hết.Những chuyến xe cấp cứu thần tốc, kịp thời của 115 không chỉ đơn thuần nhận nhiệm vụ vận chuyển bệnh nhân, mà đang thật sự nỗ lực giành lại sự sống cho từng người bệnh.Vừa kết thúc một chuyến vận chuyển F0, kíp trực của bác sĩ Hải quay về trung tâm, lại bắt tay ngay vào việc khử khuẩn xe theo quy định dịch tễ và chuẩn bị cho những chuyến vận chuyển tiếp theo.
Thời gian này, tại Phòng Điều phối cấp cứu (Trung tâm 115 Hà Nội, đường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm) luôn trong không khí khẩn trương, làm việc hết công suất.
Các điều phối viên ngoài nhiệm vụ xử lý thông tin, điều phối xe vận chuyển bệnh nhân cấp cứu, còn kiêm luôn nhiệm vụ thăm khám, tư vấn, sàng lọc người bệnh COVID-19. Từ đó, đưa ra các bước phân tầng phù hợp. Thống kê từ Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, mỗi ngày đơn vị tiếp nhận và xử lý số cuộc gọi lên tới 2.000 - 2.300 cuộc, cao hơn nhiều so với trước đây (khoảng 1.200 – 1.500 cuộc gọi/ngày).
Anh Nguyễn Hữu Liên – Điều phối viên (Phòng Điều phối cấp cứu) tay bốc máy nghe, gọi liên hồi. Anh Liên chia sẻ, mỗi nhân viên của phòng sẽ phải tiếp nhận trung bình khoảng 150 cuộc gọi trong 24h làm việc - một con số không hề nhỏ.
Vừa dứt lời, anh Liên gọi điện cho kíp vận chuyển do Bác sĩ Hoàng Văn Hải làm trưởng nhóm: “Alo. Một trường hợp F0 tại số 2 phố Hàng Chiếu đang trở nặng cần hỗ trợ gấp”. Không chần chừ, bác sĩ Hải và điều dưỡng Khánh cùng lái xe Thành mặc bảo hộ, mang theo thiết bị y tế tức tốc lên đường.
Họ xuất phát lúc 11h hơn, song đường đi vào khu vực phố cổ chật hẹp nên xe không thể đi nhanh, mất ít nhất 20 phút mới tới được hiện trường.
Trường hợp F0 lần này là cụ bà sinh năm 1931, có bệnh nền tăng huyết áp, SpO2 (chỉ số oxy trong máu) giảm sâu dưới 90%, bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, khó thở. Theo quy định, F0 này cần được phân tầng 3 là một trong những tầng nặng để điều phối đến một bệnh viện phù hợp.
Bệnh viện Việt Đức là cơ sở cấp cứu gần nhất nên kíp trực đã liên hệ và đưa bệnh nhân đến địa điểm này. Trên cả chuyến đi, bác sĩ Hải và điều dưỡng Khánh liên tục động viên người thân của F0 và hỗ trợ bệnh nhân thở máy oxy.
Bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng, thậm chí nguy kịch, bác sĩ Hải liên hệ với Bệnh viện Việt Đức để nhanh chóng bố trí người hỗ trợ kíp vận chuyển, đưa F0 vào bên trong viện.
Theo bác sĩ Hải, mỗi ca trực, nhân viên trung tâm phải tham gia từ 8 – 10 chuyến, thậm chí có những ngày cao điểm nhiều chuyến không thể nhớ hết.
Những chuyến xe cấp cứu thần tốc, kịp thời của 115 không chỉ đơn thuần nhận nhiệm vụ vận chuyển bệnh nhân, mà đang thật sự nỗ lực giành lại sự sống cho từng người bệnh.
Vừa kết thúc một chuyến vận chuyển F0, kíp trực của bác sĩ Hải quay về trung tâm, lại bắt tay ngay vào việc khử khuẩn xe theo quy định dịch tễ và chuẩn bị cho những chuyến vận chuyển tiếp theo.