Điều kiện kinh tế phát triển khiến mọi người ngày càng chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe. Trong số đó, nhóm người trung niên và người cao tuổi là đối tượng có sức mua, nhu cầu cao về thực phẩm tốt cho sức khỏe nên rất dễ bị dẫn dắt. Thực tế, có những sản phẩm tưởng tốt cho sức khỏe song ăn nhiều khiến tiền mất tật mang . (Ảnh minh họa)Bột protein. Hầu hết các loại bột protein trên thị trường được chiết xuất từ thực vật như đậu nành. Chức năng chính của chúng là bổ sung protein cho cơ thể. Trong khi đó, protein là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất với cơ thể. Cơ thể cần chúng để duy trì sự phát triển và tự sửa chữa của tế bào. (Ảnh: Sohu)Đáng lưu ý, hầu hết các thực phẩm tự nhiên đều chứa lượng protein nhất định. Những người khỏe mạnh đều có thể nạp protein dễ dàng từ thực phẩm. Chỉ phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc người mới khỏi ốm nặng mới có nhu cầu cao về protein, cần dùng tới thực phẩm bổ sung. (Ảnh minh họa)Nghiên cứu cũng chỉ ra, cơ thể dễ hấp thụ protein động vật hơn. Hơn nữa, khả năng hấp thụ protein của cơ thể là có hạn, không phải càng ăn nhiều càng có lợi. Nạp lượng lớn protein khiến cơ thể không hấp thụ sẽ được đào thải ra ngoài. (Ảnh minh họa)Viên uống bổ sung vitamin C và các loại vitamin khác. Thị trường có nhiều viên uống bổ sung vitamin. Trong số đó, nhiều người tự ý bổ sung vitamin C cho mục đích làm đẹp da, tăng cường sức đề kháng. Cách làm này khiến những viên uống bổ sung vitamin tưởng tốt, không ngờ gây tiền mất tật mang. (Ảnh minh họa)Nghiên cứu chỉ ra, mỗi ngày một người trưởng thành khỏe mạnh cần khoảng 100mg vitamin C. Nạp quá nhiều vitamin C, cơ thể sẽ bài tiết qua nước tiểu. Bên cạnh đó, các loại rau củ như cam, kiwi, bưởi và chanh... thường chứa lượng lớn vitamin C, có thể đáp ứng nhu cầu hàng ngày. (Ảnh: Sohu)Không chỉ vitamin C, nghiên cứu còn phát hiện cơ thể người có giá trị dung nạp tối đa với tất cả các loại vitamin cần thiết. Việc bổ sung tùy ý không chỉ gây lãng phí mà còn dẫn đến mất cân bằng tỷ lệ tổng thể, không tốt cho cơ thể. (Ảnh minh họa)Do vậy, thay vì phụ thuộc vào các viên uống bổ sung vitamin, bạn nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, cân bằng; ưu tiên hấp thụ vitamin từ các thực phẩm, rau và trái cây sẽ có lợi hơn. Ảnh: Boldsky.Keo ong. Keo ong dính, màu nâu, sản xuất ra khi ong sử dụng nhựa cây kết hợp với chất dịch của ong và sáp ong để tạo thành tổ. Nghiên cứu xác định có hơn 300 hợp chất trong keo ong. Phần lớn các chất này dưới dạng polyphenol. Polyphenol là hợp chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tật và tổn thương trong cơ thể. (Ảnh: Sohu)Keo ong được cho là có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, kháng u và điều hòa miễn dịch. Tuy nhiên, nghiên cứu về keo ong còn hạn chế, chưa có kết luận trong y học. (Ảnh: Shutterstock)Vì vậy, người tiêu dùng nên cảnh giác với các sản phẩm sức khỏe có chứa keo ong. Những sản phẩm này không chỉ có giá thành cao mà hiệu quả chưa được xác thực. (Ảnh minh họa) Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)
Điều kiện kinh tế phát triển khiến mọi người ngày càng chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe. Trong số đó, nhóm người trung niên và người cao tuổi là đối tượng có sức mua, nhu cầu cao về thực phẩm tốt cho sức khỏe nên rất dễ bị dẫn dắt. Thực tế, có những sản phẩm tưởng tốt cho sức khỏe song ăn nhiều khiến tiền mất tật mang . (Ảnh minh họa)
Bột protein. Hầu hết các loại bột protein trên thị trường được chiết xuất từ thực vật như đậu nành. Chức năng chính của chúng là bổ sung protein cho cơ thể. Trong khi đó, protein là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất với cơ thể. Cơ thể cần chúng để duy trì sự phát triển và tự sửa chữa của tế bào. (Ảnh: Sohu)
Đáng lưu ý, hầu hết các thực phẩm tự nhiên đều chứa lượng protein nhất định. Những người khỏe mạnh đều có thể nạp protein dễ dàng từ thực phẩm. Chỉ phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc người mới khỏi ốm nặng mới có nhu cầu cao về protein, cần dùng tới thực phẩm bổ sung. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu cũng chỉ ra, cơ thể dễ hấp thụ protein động vật hơn. Hơn nữa, khả năng hấp thụ protein của cơ thể là có hạn, không phải càng ăn nhiều càng có lợi. Nạp lượng lớn protein khiến cơ thể không hấp thụ sẽ được đào thải ra ngoài. (Ảnh minh họa)
Viên uống bổ sung vitamin C và các loại vitamin khác. Thị trường có nhiều viên uống bổ sung vitamin. Trong số đó, nhiều người tự ý bổ sung vitamin C cho mục đích làm đẹp da, tăng cường sức đề kháng. Cách làm này khiến những viên uống bổ sung vitamin tưởng tốt, không ngờ gây tiền mất tật mang. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu chỉ ra, mỗi ngày một người trưởng thành khỏe mạnh cần khoảng 100mg vitamin C. Nạp quá nhiều vitamin C, cơ thể sẽ bài tiết qua nước tiểu. Bên cạnh đó, các loại rau củ như cam, kiwi, bưởi và chanh... thường chứa lượng lớn vitamin C, có thể đáp ứng nhu cầu hàng ngày. (Ảnh: Sohu)
Không chỉ vitamin C, nghiên cứu còn phát hiện cơ thể người có giá trị dung nạp tối đa với tất cả các loại vitamin cần thiết. Việc bổ sung tùy ý không chỉ gây lãng phí mà còn dẫn đến mất cân bằng tỷ lệ tổng thể, không tốt cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Do vậy, thay vì phụ thuộc vào các viên uống bổ sung vitamin, bạn nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, cân bằng; ưu tiên hấp thụ vitamin từ các thực phẩm, rau và trái cây sẽ có lợi hơn. Ảnh: Boldsky.
Keo ong. Keo ong dính, màu nâu, sản xuất ra khi ong sử dụng nhựa cây kết hợp với chất dịch của ong và sáp ong để tạo thành tổ. Nghiên cứu xác định có hơn 300 hợp chất trong keo ong. Phần lớn các chất này dưới dạng polyphenol. Polyphenol là hợp chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tật và tổn thương trong cơ thể. (Ảnh: Sohu)
Keo ong được cho là có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, kháng u và điều hòa miễn dịch. Tuy nhiên, nghiên cứu về keo ong còn hạn chế, chưa có kết luận trong y học. (Ảnh: Shutterstock)
Vì vậy, người tiêu dùng nên cảnh giác với các sản phẩm sức khỏe có chứa keo ong. Những sản phẩm này không chỉ có giá thành cao mà hiệu quả chưa được xác thực. (Ảnh minh họa)
Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)