Nước trái cây đóng hộp. Trong các quảng cáo, nhà sản xuất thường lồng ghép thông điệp nước trái cây đóng chai là thực phẩm lành mạnh, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Sự tiện lợi của loại nước uống này là vừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất vừa dễ dàng bảo quản, mang theo khi di chuyển. (Ảnh: Brightside, minh họa)Thực tế, nước trái cây đóng chai có chứa lượng dinh dưỡng nhất định, tốt hơn so với các loại nước ngọt phổ biến. Tuy nhiên, nước trái cây đóng chai chứa nhiều đường, có thể gây nên các vấn đề sức khỏe nếu uống nhiều, uống thời gian dài.Thanh năng lượng thể thao. Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian nấu ăn. Xuất phát từ thực tế này, nhà sản xuất cho ra mắt các thanh năng lượng thể thao. Chúng được giới thiệu là thực phẩm lành mạnh, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, giữ dáng của người dùng.Tuy vậy, giá trị dinh dưỡng của các thanh năng lượng phụ thuộc vào thương hiệu. Để giảm giá thành và tăng sự hấp dẫn, nhiều nhà sản xuất cho thêm lượng lớn đường, chất tạo ngọt fructose chất lượng thấp. Tiêu thụ chúng lâu dài sẽ không có lợi cho sức khỏe tổng thể.Ngũ cốc ăn liền. Ngũ cốc ăn liền là một trong những thực phẩm khá quen thuộc. Nó được quảng cáo là thực phẩm lành mạnh, ngon hơn khi dùng chung với sữa hoặc sữa chua. Đánh giá khách quan, ngũ cốc ăn liền có ưu điểm tiện dụng, thơm ngon, chứa lượng dinh dưỡng nhất định. Tuy vậy, nhược điểm của chúng là chứa lượng fructose cao ở dạng siro ngô. Những người có chỉ số đường huyết cao tốt nhất không nên dùng nhiều.Cá hồi nuôi. Cá hồi chứa lượng lớn axit béo Omega – 3 mà hầu hết mọi người không có đủ. Dù vậy, cá hồi nuôi và cá hồi hoang dã có sự khác biệt về dinh dưỡng. Ở đó, cá hồi nuôi có hàm lượng chất béo cao hơn nhiều, đặc biệt là hàm lượng axit béo Omega-6 và chất béo bão hòa. Nó cũng chứa calo nhiều hơn 46%, chủ yếu là từ chất béo.Sushi. Sushi được đánh giá cao khi chứa các thành phần như hải sản, rong biển, gạo. Dù vậy, bạn nên cân nhắc khi ăn loại thực phẩm này bởi chúng thường chứa nhiều mayonnaise, đường và nước sốt. Ước tính, một cuộn sushi cắt thành 6-9 phần có thể chứa tới 500 calo, con số này thậm chí vượt xa so với nhiều loại thức ăn nhanh.Soda ăn kiêng. Soda ăn kiêng được quảng cáo là lựa chọn phù hợp với người ăn kiêng, tránh tăng cân nhờ không chứa calo. Vậy nhưng, kết quả nghiên cứu chỉ ra soda ăn kiêng chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa. Các nhà khoa học cũng tin rằng loại đồ uống này làm tăng cảm giác thèm ăn bằng cách kích thích hormone đói.Sữa chua tại cửa hàng. Sữa chua chứa lượng dinh dưỡng dồi dào. Đặc biệt, sữa chua cung cấp cho cơ thể lượng lớn vi khuẩn có lợi (Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium), bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột.Tuy vậy, sữa chua bày bán tại các cửa hàng có thể chứa nhiều chất tạo màu, chất bảo quản, đường hoặc các chất tạo ngọt. Để nhận lợi ích sức khỏe từ sữa chua, bạn nên tự làm ở nhà sẽ tốt hơn.Pizza chay. Ngoài các sản phẩm pizza thịt, hải sản, nhiều cơ sở sản xuất còn cho ra mắt pizza chay, hứa hẹn là thực phẩm lành mạnh. Khi thực hiện, các đầu bếp sẽ thay thế phần pudding thịt của bánh bằng các loại rau, thảo mộc hoặc rau mầm.Vậy nhưng, phần đế bánh làm từ bột mì trắng, phô mai và nước sốt ăn kèm mới là thành phần đáng lo ngại. Chưa kể, pizza thường được ăn kèm với nước ngọt, rất bất lợi cho sức khỏe người dùng. Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. (Nguồn video: THĐT)
Nước trái cây đóng hộp. Trong các quảng cáo, nhà sản xuất thường lồng ghép thông điệp nước trái cây đóng chai là thực phẩm lành mạnh, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Sự tiện lợi của loại nước uống này là vừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất vừa dễ dàng bảo quản, mang theo khi di chuyển. (Ảnh: Brightside, minh họa)
Thực tế, nước trái cây đóng chai có chứa lượng dinh dưỡng nhất định, tốt hơn so với các loại nước ngọt phổ biến. Tuy nhiên, nước trái cây đóng chai chứa nhiều đường, có thể gây nên các vấn đề sức khỏe nếu uống nhiều, uống thời gian dài.
Thanh năng lượng thể thao. Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian nấu ăn. Xuất phát từ thực tế này, nhà sản xuất cho ra mắt các thanh năng lượng thể thao. Chúng được giới thiệu là thực phẩm lành mạnh, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, giữ dáng của người dùng.
Tuy vậy, giá trị dinh dưỡng của các thanh năng lượng phụ thuộc vào thương hiệu. Để giảm giá thành và tăng sự hấp dẫn, nhiều nhà sản xuất cho thêm lượng lớn đường, chất tạo ngọt fructose chất lượng thấp. Tiêu thụ chúng lâu dài sẽ không có lợi cho sức khỏe tổng thể.
Ngũ cốc ăn liền. Ngũ cốc ăn liền là một trong những thực phẩm khá quen thuộc. Nó được quảng cáo là thực phẩm lành mạnh, ngon hơn khi dùng chung với sữa hoặc sữa chua. Đánh giá khách quan, ngũ cốc ăn liền có ưu điểm tiện dụng, thơm ngon, chứa lượng dinh dưỡng nhất định. Tuy vậy, nhược điểm của chúng là chứa lượng fructose cao ở dạng siro ngô. Những người có chỉ số đường huyết cao tốt nhất không nên dùng nhiều.
Cá hồi nuôi. Cá hồi chứa lượng lớn axit béo Omega – 3 mà hầu hết mọi người không có đủ. Dù vậy, cá hồi nuôi và cá hồi hoang dã có sự khác biệt về dinh dưỡng. Ở đó, cá hồi nuôi có hàm lượng chất béo cao hơn nhiều, đặc biệt là hàm lượng axit béo Omega-6 và chất béo bão hòa. Nó cũng chứa calo nhiều hơn 46%, chủ yếu là từ chất béo.
Sushi. Sushi được đánh giá cao khi chứa các thành phần như hải sản, rong biển, gạo. Dù vậy, bạn nên cân nhắc khi ăn loại thực phẩm này bởi chúng thường chứa nhiều mayonnaise, đường và nước sốt. Ước tính, một cuộn sushi cắt thành 6-9 phần có thể chứa tới 500 calo, con số này thậm chí vượt xa so với nhiều loại thức ăn nhanh.
Soda ăn kiêng. Soda ăn kiêng được quảng cáo là lựa chọn phù hợp với người ăn kiêng, tránh tăng cân nhờ không chứa calo. Vậy nhưng, kết quả nghiên cứu chỉ ra soda ăn kiêng chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa. Các nhà khoa học cũng tin rằng loại đồ uống này làm tăng cảm giác thèm ăn bằng cách kích thích hormone đói.
Sữa chua tại cửa hàng. Sữa chua chứa lượng dinh dưỡng dồi dào. Đặc biệt, sữa chua cung cấp cho cơ thể lượng lớn vi khuẩn có lợi (Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium), bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột.
Tuy vậy, sữa chua bày bán tại các cửa hàng có thể chứa nhiều chất tạo màu, chất bảo quản, đường hoặc các chất tạo ngọt. Để nhận lợi ích sức khỏe từ sữa chua, bạn nên tự làm ở nhà sẽ tốt hơn.
Pizza chay. Ngoài các sản phẩm pizza thịt, hải sản, nhiều cơ sở sản xuất còn cho ra mắt pizza chay, hứa hẹn là thực phẩm lành mạnh. Khi thực hiện, các đầu bếp sẽ thay thế phần pudding thịt của bánh bằng các loại rau, thảo mộc hoặc rau mầm.
Vậy nhưng, phần đế bánh làm từ bột mì trắng, phô mai và nước sốt ăn kèm mới là thành phần đáng lo ngại. Chưa kể, pizza thường được ăn kèm với nước ngọt, rất bất lợi cho sức khỏe người dùng.
Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. (Nguồn video: THĐT)