Để đánh giá liệu gót chân nứt nẻ thông thường hay nhiễm nấm, cách tốt nhất là đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả soi nấm sẽ chỉ ra bạn nhiễm loại nấm nào để điều trị hiệu quả. (Ảnh minh họa)Ngoài ra, bạn có thể quan sát triệu chứng của bàn chân để xác định tình trạng. Trường hợp thoa các sản phẩm chăm sóc da, dầu hoặc vaseline không đỡ, rất có thể bạn bị nấm da chân.Quan sát mức độ nứt nẻ của hai bên chân. Nếu hai bên nặng nhẹ không tương đồng, một bên có triệu chứng nhẹ, một bên có triệu chứng nặng hơn hoặc chỉ một bàn chân nứt nẻ thì có khả năng bạn đã nhiễm nấm.Chuyên gia cho biết, hầu hết các trường hợp nhiễm nấm da chân đều liên quan đến môi trường tiếp xúc. Nấm phát triển mạnh ở môi trường ấm, ẩm ướt. Những người dễ bị ra mồ hôi chân, thường đi giày và tất kín lâu ngày dễ bị nhiễm nấm.Người suy giảm chức năng miễn dịch, khả năng miễn dịch thấp do mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy thận... cũng dễ nhiễm nấm hơn so với người khỏe mạnh.Một nguyên nhân khác dẫn đến nhiễm nấm da chân là dùng chung giày, tất, dép, ngâm chân với người bị nấm. Do nấm dễ lây lan, những trường hợp nhiễm nấm chéo rất phổ biến.Để cải thiện, bạn nên tận dụng thuốc mỡ axit salicylic để bôi quanh vùng nhiễm nấm. Thuốc có khả năng làm bong lớp sừng dày, giúp da thẩm thấu các loại thuốc đặc trị tốt hơn.Tiếp đó, sử dụng các loại thuốc chống nấm như bifonazole, ketoconazole, miconazole, terbinafine... Thuốc có khả năng thẩm thấu tốt, cải thiện vấn đề khô nứt hiệu quả.Quá trình điều trị, thời gian dùng thuốc cần ít nhất 6-8 tuần hoặc có thể lâu hơn. Trường hợp bôi ngoài da mang lại hiệu quả không cao, bạn nên cân nhắc sử dụng thuốc kháng nấm đường uống.Chú ý vệ sinh chân, giày dép sạch sẽ. Thường xuyên thực hiện khử trùng giày và tất đã sử dụng bằng nước nóng để loại bỏ nấm còn sót lại. Nếu không, bạn có thể tận dụng các loại thuốc xịt bifonazole, thuốc xịt terbinafine hoặc các chế phẩm chống nấm dạng xịt khác để làm sạch. Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. Nguồn video: THĐT
Để đánh giá liệu gót chân nứt nẻ thông thường hay nhiễm nấm, cách tốt nhất là đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả soi nấm sẽ chỉ ra bạn nhiễm loại nấm nào để điều trị hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, bạn có thể quan sát triệu chứng của bàn chân để xác định tình trạng. Trường hợp thoa các sản phẩm chăm sóc da, dầu hoặc vaseline không đỡ, rất có thể bạn bị nấm da chân.
Quan sát mức độ nứt nẻ của hai bên chân. Nếu hai bên nặng nhẹ không tương đồng, một bên có triệu chứng nhẹ, một bên có triệu chứng nặng hơn hoặc chỉ một bàn chân nứt nẻ thì có khả năng bạn đã nhiễm nấm.
Chuyên gia cho biết, hầu hết các trường hợp nhiễm nấm da chân đều liên quan đến môi trường tiếp xúc. Nấm phát triển mạnh ở môi trường ấm, ẩm ướt. Những người dễ bị ra mồ hôi chân, thường đi giày và tất kín lâu ngày dễ bị nhiễm nấm.
Người suy giảm chức năng miễn dịch, khả năng miễn dịch thấp do mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy thận... cũng dễ nhiễm nấm hơn so với người khỏe mạnh.
Một nguyên nhân khác dẫn đến nhiễm nấm da chân là dùng chung giày, tất, dép, ngâm chân với người bị nấm. Do nấm dễ lây lan, những trường hợp nhiễm nấm chéo rất phổ biến.
Để cải thiện, bạn nên tận dụng thuốc mỡ axit salicylic để bôi quanh vùng nhiễm nấm. Thuốc có khả năng làm bong lớp sừng dày, giúp da thẩm thấu các loại thuốc đặc trị tốt hơn.
Tiếp đó, sử dụng các loại thuốc chống nấm như bifonazole, ketoconazole, miconazole, terbinafine... Thuốc có khả năng thẩm thấu tốt, cải thiện vấn đề khô nứt hiệu quả.
Quá trình điều trị, thời gian dùng thuốc cần ít nhất 6-8 tuần hoặc có thể lâu hơn. Trường hợp bôi ngoài da mang lại hiệu quả không cao, bạn nên cân nhắc sử dụng thuốc kháng nấm đường uống.
Chú ý vệ sinh chân, giày dép sạch sẽ. Thường xuyên thực hiện khử trùng giày và tất đã sử dụng bằng nước nóng để loại bỏ nấm còn sót lại. Nếu không, bạn có thể tận dụng các loại thuốc xịt bifonazole, thuốc xịt terbinafine hoặc các chế phẩm chống nấm dạng xịt khác để làm sạch.
Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. Nguồn video: THĐT