Thực phẩm dành cho trẻ em. Trẻ em có hệ tiêu hóa non yếu. Nhiều nhà sản xuất nắm bắt điều này cho ra mắt những sản phẩm dành riêng cho trẻ em, quảng cáo chúng “lành mạnh” hơn so với những sản phẩm tương tự dành cho người lớn. (Ảnh: BS, minh họa)Thực tế, trẻ con thường thích ăn ngọt. Nhiều nhà sản xuất cho ra sản phẩm chứa lượng đường tương đối cao. Ăn chúng thời gian dài vô tình nạp lượng lớn đường vào cơ thể, không tốt cho sức khỏe lâu dài. Thực phẩm dán nhãn “không có nitrat”. Nitrat là chất được thêm vào các loại thịt chế biến để ngăn thịt hỏng, chuyển sang màu nâu. Nitrat khi đi vào cơ thể chuyển hóa thành nitrit. Một mặt, nitrit có thể thúc đẩy sản xuất oxit nitric làm giảm huyết áp. Mặt khác, chúng có thể chuyển hóa thành nitrosamine có hại, thậm chí có thể gây ung thư.Nhìn chung, nitrat là thành phần không được “hoan nghênh” trong bữa ăn. Vậy nhưng, ngay cả sản phẩm có nhãn “không chứa nitrat” chưa chắc đã an toàn 100%. Chúng có thể chứa thành phần sunfat, phốt phát, BHT, BHA... không có lợi. Bạn cần đọc kĩ thông tin thành phần sản phẩm để có lựa chọn phù hợp. Thực phẩm “không chứa chất béo”. Thực phẩm “không chứa chất béo” được xem là một trong những thực phẩm bị thổi phồng tác dụng. Thực tế, chúng vẫn chứa thành phần chất béo, đường hoặc cholesterol. Các quy tắc cho phép nhà sản xuất không liệt kê thành phần chất béo nếu chúng chứa 0,5g chất này trong mỗi khẩu phần ăn. Hoàn toàn tự nhiên. Nhiều người lựa chọn sản phẩm có mác “hoàn toàn tự nhiên” vì nghĩ chúng tốt cho sức khỏe. Vậy nhưng, chuyên gia tiết lộ không có ý nghĩa pháp lý nào với việc sử dụng nhãn dán này trên các sản phẩm. Lượng dinh dưỡng được niêm yết. Theo quy tắc, lượng dinh dưỡng được công bố trên nhãn thực phẩm được phép sai số, thậm chí chênh lệch đến 20%. Chẳng hạn, lượng calo được niêm yết là 100 song thực tế nó có thể dao động từ 80-120. Gà “thả vườn”. Nhiều người ưa thích thịt, trứng từ động vật nuôi theo phương pháp “thả vườn”. Tuy nhiên, mác sản phẩm này không có ý nghĩa trong việc quy định chất lượng thực phẩm, buộc người nông dân không được nuôi nhốt động vật.Điều tồi tệ hơn, một số trường hợp thực sự thả vườn con vật song lại áp dụng các hành động khủng khiếp khác như cắt mỏ, bỏ đói để thay đổi chu kỳ sinh nở của chúng. Lượng đường được niêm yết. Ăn nhiều đường có hại cho sức khỏe. Vì vậy, các nhà sản xuất thường tìm cách “lách” khi niêm yết thành phần sản phẩm. Chẳng hạn, họ có thể liệt kê đường với nhiều tên gọi khác nhau như đường bơ, đường caster, đường dừa, đường đen... Đôi khi, họ sẽ sử dụng các loại đường bổ sung khác như chất làm ngọt ngô, dextran, ethyl maltol, fructose, galactose... Thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt. Thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe. Khi đi vào cơ thể, chúng góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, tiểu đường loại 2... Tuy nhiên, sản phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt rất hiếm. Nhiều sản phẩm có nhãn với từ “ngũ cốc nguyên hạt” song thực tế tỷ lệ của thành phần này đôi khi không đáng kể. Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)
Thực phẩm dành cho trẻ em. Trẻ em có hệ tiêu hóa non yếu. Nhiều nhà sản xuất nắm bắt điều này cho ra mắt những sản phẩm dành riêng cho trẻ em, quảng cáo chúng “lành mạnh” hơn so với những sản phẩm tương tự dành cho người lớn. (Ảnh: BS, minh họa)
Thực tế, trẻ con thường thích ăn ngọt. Nhiều nhà sản xuất cho ra sản phẩm chứa lượng đường tương đối cao. Ăn chúng thời gian dài vô tình nạp lượng lớn đường vào cơ thể, không tốt cho sức khỏe lâu dài.
Thực phẩm dán nhãn “không có nitrat”. Nitrat là chất được thêm vào các loại thịt chế biến để ngăn thịt hỏng, chuyển sang màu nâu. Nitrat khi đi vào cơ thể chuyển hóa thành nitrit. Một mặt, nitrit có thể thúc đẩy sản xuất oxit nitric làm giảm huyết áp. Mặt khác, chúng có thể chuyển hóa thành nitrosamine có hại, thậm chí có thể gây ung thư.
Nhìn chung, nitrat là thành phần không được “hoan nghênh” trong bữa ăn. Vậy nhưng, ngay cả sản phẩm có nhãn “không chứa nitrat” chưa chắc đã an toàn 100%. Chúng có thể chứa thành phần sunfat, phốt phát, BHT, BHA... không có lợi. Bạn cần đọc kĩ thông tin thành phần sản phẩm để có lựa chọn phù hợp.
Thực phẩm “không chứa chất béo”. Thực phẩm “không chứa chất béo” được xem là một trong những thực phẩm bị thổi phồng tác dụng. Thực tế, chúng vẫn chứa thành phần chất béo, đường hoặc cholesterol. Các quy tắc cho phép nhà sản xuất không liệt kê thành phần chất béo nếu chúng chứa 0,5g chất này trong mỗi khẩu phần ăn.
Hoàn toàn tự nhiên. Nhiều người lựa chọn sản phẩm có mác “hoàn toàn tự nhiên” vì nghĩ chúng tốt cho sức khỏe. Vậy nhưng, chuyên gia tiết lộ không có ý nghĩa pháp lý nào với việc sử dụng nhãn dán này trên các sản phẩm.
Lượng dinh dưỡng được niêm yết. Theo quy tắc, lượng dinh dưỡng được công bố trên nhãn thực phẩm được phép sai số, thậm chí chênh lệch đến 20%. Chẳng hạn, lượng calo được niêm yết là 100 song thực tế nó có thể dao động từ 80-120.
Gà “thả vườn”. Nhiều người ưa thích thịt, trứng từ động vật nuôi theo phương pháp “thả vườn”. Tuy nhiên, mác sản phẩm này không có ý nghĩa trong việc quy định chất lượng thực phẩm, buộc người nông dân không được nuôi nhốt động vật.
Điều tồi tệ hơn, một số trường hợp thực sự thả vườn con vật song lại áp dụng các hành động khủng khiếp khác như cắt mỏ, bỏ đói để thay đổi chu kỳ sinh nở của chúng.
Lượng đường được niêm yết. Ăn nhiều đường có hại cho sức khỏe. Vì vậy, các nhà sản xuất thường tìm cách “lách” khi niêm yết thành phần sản phẩm. Chẳng hạn, họ có thể liệt kê đường với nhiều tên gọi khác nhau như đường bơ, đường caster, đường dừa, đường đen... Đôi khi, họ sẽ sử dụng các loại đường bổ sung khác như chất làm ngọt ngô, dextran, ethyl maltol, fructose, galactose...
Thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt. Thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe. Khi đi vào cơ thể, chúng góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, tiểu đường loại 2... Tuy nhiên, sản phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt rất hiếm. Nhiều sản phẩm có nhãn với từ “ngũ cốc nguyên hạt” song thực tế tỷ lệ của thành phần này đôi khi không đáng kể.
Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)