Giá đỗ không rễ. Giá đỗ chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B1, B2, C, E, khoáng chất, chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals), protein... rất có lợi cho sức khoẻ. Đặc biệt, giá đỗ chứa đầy đủ những chất cần thiết cho sự phát triển của nội tiết tố nữ như tế bào tăng trưởng, kẽm, omega 3 và chất chống oxy hóa. (Ảnh minh họa)Vậy nhưng, giá trị dinh dưỡng của giá đỗ chỉ có khi chúng được sản xuất đúng cách. Trong khi đó, giá đỗ không rễ lạm dụng chất diệt rễ, chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng...không có lợi cho sức khỏe, được ví là loại rau hại gan hơn cả bia rượu.Thực vậy, những chất này tích tụ trong giá, dù rửa nhiều lần cũng khó loại bỏ hoàn toàn. Khi đi vào cơ thể, độc tố tích tụ hủy hoại tế bào gan, ảnh hưởng sức khỏe.Gừng thối. Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, các hợp chất ngăn ngừa sự tổn thương DNA. Chúng giúp cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tim, bệnh về phổi, làm chậm quá trình lão hóa.Giá trị dinh dưỡng của gừng chỉ có được khi chúng còn tươi. Ngược lại, gừng bị thối sản sinh chất safrole. Đây là chất có độc tính cao, có thể uy hiếp sức khỏe gan khi đi vào cơ thể.Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên mua gừng đủ dùng, không nên mua lượng lớn cùng lúc tránh tình trạng thối mốc. Sau thu hoạch, nên ăn gừng càng sớm càng tốt. Trường hợp gừng có dấu hiệu thối hỏng, tốt nhất nên loại bỏ, tuyệt đối không cắt bỏ phần hỏng để sử dụng tiếp.Dưa chua. Dưa chua thanh mát, dễ ăn nên thường dùng làm món ăn kèm trong bữa cơm người Việt. Mặc dù dưa chua mang lại một số lợi ích sức khỏe song không nên ăn quá nhiều bởi nó có thể gây hại.Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa thường gặp, ăn nhiều dưa muối chua có thể tăng nguy cơ mắc ung thư. Nguyên nhân bởi nitrat trong dưa có thể chuyển hóa thành nitrit.Nitrit khi đi vào cơ thể kết hợp với các axit amin tạo thành hợp chất nitrosamin. Đây là chất có khả năng gây ung thư trên động vật thí nghiệm.Để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể, bạn nên tránh ăn dưa, cà muối xổi, hoặc những loại dưa muối còn chưa đủ thời gian, dưa chưa vàng, ăn hãy còn cay.Mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50 gram dưa chua/ngày, tần suất 2 - 3 lần trong tuần và chỉ nên ăn dặm cùng nhiều món ăn khác trong một bữa ăn. Không nên lấy dưa chua làm món ăn chính. Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)
Giá đỗ không rễ. Giá đỗ chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B1, B2, C, E, khoáng chất, chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals), protein... rất có lợi cho sức khoẻ. Đặc biệt, giá đỗ chứa đầy đủ những chất cần thiết cho sự phát triển của nội tiết tố nữ như tế bào tăng trưởng, kẽm, omega 3 và chất chống oxy hóa. (Ảnh minh họa)
Vậy nhưng, giá trị dinh dưỡng của giá đỗ chỉ có khi chúng được sản xuất đúng cách. Trong khi đó, giá đỗ không rễ lạm dụng chất diệt rễ, chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng...không có lợi cho sức khỏe, được ví là loại rau hại gan hơn cả bia rượu.
Thực vậy, những chất này tích tụ trong giá, dù rửa nhiều lần cũng khó loại bỏ hoàn toàn. Khi đi vào cơ thể, độc tố tích tụ hủy hoại tế bào gan, ảnh hưởng sức khỏe.
Gừng thối. Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, các hợp chất ngăn ngừa sự tổn thương DNA. Chúng giúp cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tim, bệnh về phổi, làm chậm quá trình lão hóa.
Giá trị dinh dưỡng của gừng chỉ có được khi chúng còn tươi. Ngược lại, gừng bị thối sản sinh chất safrole. Đây là chất có độc tính cao, có thể uy hiếp sức khỏe gan khi đi vào cơ thể.
Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên mua gừng đủ dùng, không nên mua lượng lớn cùng lúc tránh tình trạng thối mốc. Sau thu hoạch, nên ăn gừng càng sớm càng tốt. Trường hợp gừng có dấu hiệu thối hỏng, tốt nhất nên loại bỏ, tuyệt đối không cắt bỏ phần hỏng để sử dụng tiếp.
Dưa chua. Dưa chua thanh mát, dễ ăn nên thường dùng làm món ăn kèm trong bữa cơm người Việt. Mặc dù dưa chua mang lại một số lợi ích sức khỏe song không nên ăn quá nhiều bởi nó có thể gây hại.
Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa thường gặp, ăn nhiều dưa muối chua có thể tăng nguy cơ mắc ung thư. Nguyên nhân bởi nitrat trong dưa có thể chuyển hóa thành nitrit.
Nitrit khi đi vào cơ thể kết hợp với các axit amin tạo thành hợp chất nitrosamin. Đây là chất có khả năng gây ung thư trên động vật thí nghiệm.
Để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể, bạn nên tránh ăn dưa, cà muối xổi, hoặc những loại dưa muối còn chưa đủ thời gian, dưa chưa vàng, ăn hãy còn cay.
Mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50 gram dưa chua/ngày, tần suất 2 - 3 lần trong tuần và chỉ nên ăn dặm cùng nhiều món ăn khác trong một bữa ăn. Không nên lấy dưa chua làm món ăn chính.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)