Anh Vương (Trung Quốc) 35 tuổi, giữ vị trí trưởng phòng kinh doanh tại một công ty. Quá trình làm việc, Vương thường cùng khách hàng ăn uống để bàn bạc, thương lượng. Uống rượu thời gian dài khiến dạ dày Vương đau nhức. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)Đi khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày, cần tích cực điều trị, thay đổi thói quen ăn uống. Nếu không, tình trạng sẽ ngày càng tiến triển xấu. Ảnh: ABLW.Nghe bác sĩ thông báo, vợ Vương rất lo lắng, chuẩn bị chu đáo bữa ăn hàng ngày cho chồng. Đồng thời, chị cũng khuyên chồng không nên ăn nhiều hoa quả, đặc biệt các loại quả có tính hàn để tránh đau bụng.Thấy vợ nói vậy, Vương không tin tưởng. Anh băn khoăn nhiều người vẫn ăn trái cây bình thường khi mắc bệnh dạ dày, liệu lo lắng của vợ có thái quá? Ảnh minh họa.Giải đáp thắc mắc của Vương, lương y Chen Yan làm việc tại Khoa Lách và Dạ dày, Bệnh viện Y học Cổ truyền Quảng Đông, cho biết, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày có nên ăn trái cây hay không phụ thuộc vào thể trạng của từng người.Cụ thể, bệnh nhân dạ dày mãn dẫn đến viêm teo dạ dày, tiết axit dạ dày không đủ nên ăn trái cây đúng cách để thúc đẩy quá trình tiết axit trong dạ dày, tăng khả năng phục hồi.Theo Trung y, trái cây được chia thành 3 loại chính là hàn, nhiệt và ôn (lạnh, nóng và trung tính). Đáng lưu ý, lượng trái cây có tính hàn nhiều hơn so với trái cây tính nhiệt. Bệnh nhân dạ dày mãn tính sẽ có nhiều lựa chọn. Ảnh: BS.Trong khi đó, bệnh nhân viêm dạ dày cấp thường có biểu hiện đau dạ dày. Ăn trái cây thời điểm này dễ làm tăng tiết axit dạ dày, khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn. Đặc biệt, người bệnh dạ dày, người dạ dày không tốt cần hạn chế 5 loại “trái cây hại dạ dày” dưới đây:1. Kiwi. Kiwi là loại quả có tính hàn, ăn nhiều dễ dẫn đến suy giảm dương khí, gây đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, kiwi cũng rất giàu vitamin C và pectin.Những chất này có khả năng làm tăng tiết axit dạ dày, tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến tình trạng người bệnh chuyển nặng.2. Táo gai. Táo gai chứa nhiều dưỡng chất cần thiết song người có dạ dày không tốt nên hạn chế ăn lượng lớn. Nguyên nhân bởi táo gai chứa thành phần pectin và tanin. Khi đi vào cơ thể, các chất này tiếp xúc với axit dịch vị dễ tạo sỏi. Sỏi trong dạ dày gây kích thích niêm mạc, gây chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày.3. Táo. Táo không chỉ thơm ngọt mà còn cực nhiều dinh dưỡng. Tuy vậy, người dạ dày không tốt nên hạn chế ăn lượng lớn cùng lúc. Được biết, táo rất giàu chất xơ, ăn nhiều một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Trường hợp ăn táo cả vỏ, phần vỏ tương đối cứng, dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn. (Ảnh minh họa)4. Đào. Đào chứa nhiều chất đại phân tử. Người có đường tiêu hóa yếu dễ đối diện tình trạng khó tiêu, không tốt cho sức khỏe dạ dày. (Ảnh minh họa)5. Mận. Mận rất giàu anthocyanins và vitamin C. Đối với những người bị tiết axit dạ dày quá mức, ăn những loại trái cây như vậy rất dễ làm trầm trọng thêm các triệu chứng khó chịu. Mời độc giả xem thêm video: Thực trạng ngâm hóa chất để trái cây chín nhanh. (Nguồn video: HGTV)
Anh Vương (Trung Quốc) 35 tuổi, giữ vị trí trưởng phòng kinh doanh tại một công ty. Quá trình làm việc, Vương thường cùng khách hàng ăn uống để bàn bạc, thương lượng. Uống rượu thời gian dài khiến dạ dày Vương đau nhức. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)
Đi khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày, cần tích cực điều trị, thay đổi thói quen ăn uống. Nếu không, tình trạng sẽ ngày càng tiến triển xấu. Ảnh: ABLW.
Nghe bác sĩ thông báo, vợ Vương rất lo lắng, chuẩn bị chu đáo bữa ăn hàng ngày cho chồng. Đồng thời, chị cũng khuyên chồng không nên ăn nhiều hoa quả, đặc biệt các loại quả có tính hàn để tránh đau bụng.
Thấy vợ nói vậy, Vương không tin tưởng. Anh băn khoăn nhiều người vẫn ăn trái cây bình thường khi mắc bệnh dạ dày, liệu lo lắng của vợ có thái quá? Ảnh minh họa.
Giải đáp thắc mắc của Vương, lương y Chen Yan làm việc tại Khoa Lách và Dạ dày, Bệnh viện Y học Cổ truyền Quảng Đông, cho biết, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày có nên ăn trái cây hay không phụ thuộc vào thể trạng của từng người.
Cụ thể, bệnh nhân dạ dày mãn dẫn đến viêm teo dạ dày, tiết axit dạ dày không đủ nên ăn trái cây đúng cách để thúc đẩy quá trình tiết axit trong dạ dày, tăng khả năng phục hồi.
Theo Trung y, trái cây được chia thành 3 loại chính là hàn, nhiệt và ôn (lạnh, nóng và trung tính). Đáng lưu ý, lượng trái cây có tính hàn nhiều hơn so với trái cây tính nhiệt. Bệnh nhân dạ dày mãn tính sẽ có nhiều lựa chọn. Ảnh: BS.
Trong khi đó, bệnh nhân viêm dạ dày cấp thường có biểu hiện đau dạ dày. Ăn trái cây thời điểm này dễ làm tăng tiết axit dạ dày, khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn. Đặc biệt, người bệnh dạ dày, người dạ dày không tốt cần hạn chế 5 loại “trái cây hại dạ dày” dưới đây:
1. Kiwi. Kiwi là loại quả có tính hàn, ăn nhiều dễ dẫn đến suy giảm dương khí, gây đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, kiwi cũng rất giàu vitamin C và pectin.
Những chất này có khả năng làm tăng tiết axit dạ dày, tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến tình trạng người bệnh chuyển nặng.
2. Táo gai. Táo gai chứa nhiều dưỡng chất cần thiết song người có dạ dày không tốt nên hạn chế ăn lượng lớn. Nguyên nhân bởi táo gai chứa thành phần pectin và tanin. Khi đi vào cơ thể, các chất này tiếp xúc với axit dịch vị dễ tạo sỏi. Sỏi trong dạ dày gây kích thích niêm mạc, gây chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày.
3. Táo. Táo không chỉ thơm ngọt mà còn cực nhiều dinh dưỡng. Tuy vậy, người dạ dày không tốt nên hạn chế ăn lượng lớn cùng lúc. Được biết, táo rất giàu chất xơ, ăn nhiều một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Trường hợp ăn táo cả vỏ, phần vỏ tương đối cứng, dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn. (Ảnh minh họa)
4. Đào. Đào chứa nhiều chất đại phân tử. Người có đường tiêu hóa yếu dễ đối diện tình trạng khó tiêu, không tốt cho sức khỏe dạ dày. (Ảnh minh họa)
5. Mận. Mận rất giàu anthocyanins và vitamin C. Đối với những người bị tiết axit dạ dày quá mức, ăn những loại trái cây như vậy rất dễ làm trầm trọng thêm các triệu chứng khó chịu.
Mời độc giả xem thêm video: Thực trạng ngâm hóa chất để trái cây chín nhanh. (Nguồn video: HGTV)