Nửa năm trước, Vương Kiến (54 tuổi, ở Trung Quốc) thường cảm thấy hơi nghẹn vùng cổ khi ăn. Thời điểm đó, Vương Kiến không quan tâm nhiều, cho rằng tình trạng do viêm họng nên ra tiệm mua thuốc chống viêm về tự điều trị. (Ảnh: 39Health, minh họa)Cách đây nửa tháng, Vương đang ăn thì cảm thấy thực quản đau dữ dội. Người nhà vội đưa anh đến Bệnh viện Nhân dân số 2, Đại học Y Cáp Nhĩ Tân. Sau thăm khám, bác sĩ phát hiện khối u có đường kính 3cm cách răng cửa 28cm. Kết quả sinh thiết cho thấy đây là khối u do ung thư thực quản.Nghe bác sĩ thông báo tình trạng bệnh, Vương Kiến cảm thấy như sét đánh bên tai. Trước nay, anh luôn nghĩ mình chỉ bị viêm họng. Không ngờ, bệnh tình chuyển nặng khiến chất lượng cuộc sống "tuột dốc không phanh".Tại Trung Quốc, ung thư thực quản là căn bệnh khá phổ biến. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2020, Trung Quốc có 324.000 trường hợp mắc ung thư thực quản mới và 301.000 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.Phát hiện và điều trị sớm ảnh hưởng lớn đến khả năng sống của bệnh nhân. Năm 2015, tỷ lệ sống sót sau 5 năm được chuẩn hóa theo độ tuổi của bệnh ung thư thực quản ở Trung Quốc là 30,3%. Ở đó, tỷ lệ sống sót sau 5 năm phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu là 95%. Trong khi đó, tỷ lệ sống sót sau 5 năm rất thấp.Đáng lưu ý, dấu hiệu ung thư thực quản giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với viêm họng hạt nên thường bị người bệnh bỏ qua. Để nhận diện ung thư thực quản, chuyên gia nhấn mạnh nên chú ý đến dấu hiệu dưới đây.Cảm giác có dị vật ở thực quản. Mắc viêm họng hạt, bạn sẽ cảm thấy đau khi cố nuốt đồ ăn, nước uống. Trong khi đó, ung thư thực quản sẽ có cảm giác xuất hiện dị vật ngay cả khi không ăn. Cảm giác này tương tự như cơm hoặc lá rau bị mắc kẹt, khó nuốt nhưng không cảm thấy đau.Nuốt cảm giác nghẹn. Người ung thư thực quản sẽ có cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn, đôi khi mắc nghẹn. Điều này bắt nguồn tình trạng sung huyết, sưng tấy, xói mòn niêm mạc thực quản do tổn thương, kích ứng khi thức ăn đi qua.Đau rát cổ họng kéo dài. Đau rát họng là triệu chứng thường gặp ở cả viêm họng và ung thư thực quản. Ở đó, đau rát do ung thư rất rõ rệt khi nuốt thức ăn thô. Khi bệnh tiến triển, người bệnh sẽ ho khan, khàn tiếng, ho ra máu... Uống thuốc trị viêm họng không mang lại hiệu quả.Đau sau xương ức. Người bệnh ung thư thực quản đôi khi sẽ xuất hiện tình trạng đau sau xương ức, đau âm ỉ, dai dẳng song khó xác định được độ nặng nhẹ. Tình trạng thường thuyên giảm hoặc biến mất sau bữa ăn.Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân sớm. Trong cuộc sống, bạn cũng nên duy trì thói quen lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh.Tránh các yếu tố rủi ro. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thực quản gồm thói quen ăn uống, di truyền gia đình, uống rượu và hút thuốc. Về thói quen ăn uống, bạn không nên ăn quá nhiều đồ chua, đồ ẩm mốc, ăn quá nóng, ăn nhiều muối, ăn quá nhanh và ăn uống không điều độ. Những thói quen này đều dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản.Tăng cường sức đề kháng. Nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn nhiều chất xơ, canxi và trái cây và rau quả mang lại hiệu quả ngăn ngừa ung thư thực quản. Khi đi vào cơ thể, thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở ruột, bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau, đậu, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.Bổ sung canxi cũng rất cần được chú ý. Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo rằng những người trên 50 tuổi nên tiêu thụ 1000 mg canxi mỗi ngày. Thực phẩm có hàm lượng canxi bao gồm rau xanh, sữa, các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ đậu nành, thực phẩm từ tảo (tảo bẹ, nấm đen)..."Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc (2022)" cũng khuyến nghị, một người nên tiêu thụ 200-350g trái cây tươi và ít nhất 300g rau tươi mỗi ngày. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn các loại rau sẫm màu, lượng rau tốt nhất nên chiếm một nửa trong số đó. Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. (Nguồn video: THĐT)
Nửa năm trước, Vương Kiến (54 tuổi, ở Trung Quốc) thường cảm thấy hơi nghẹn vùng cổ khi ăn. Thời điểm đó, Vương Kiến không quan tâm nhiều, cho rằng tình trạng do viêm họng nên ra tiệm mua thuốc chống viêm về tự điều trị. (Ảnh: 39Health, minh họa)
Cách đây nửa tháng, Vương đang ăn thì cảm thấy thực quản đau dữ dội. Người nhà vội đưa anh đến Bệnh viện Nhân dân số 2, Đại học Y Cáp Nhĩ Tân. Sau thăm khám, bác sĩ phát hiện khối u có đường kính 3cm cách răng cửa 28cm. Kết quả sinh thiết cho thấy đây là khối u do ung thư thực quản.
Nghe bác sĩ thông báo tình trạng bệnh, Vương Kiến cảm thấy như sét đánh bên tai. Trước nay, anh luôn nghĩ mình chỉ bị viêm họng. Không ngờ, bệnh tình chuyển nặng khiến chất lượng cuộc sống "tuột dốc không phanh".
Tại Trung Quốc, ung thư thực quản là căn bệnh khá phổ biến. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2020, Trung Quốc có 324.000 trường hợp mắc ung thư thực quản mới và 301.000 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Phát hiện và điều trị sớm ảnh hưởng lớn đến khả năng sống của bệnh nhân. Năm 2015, tỷ lệ sống sót sau 5 năm được chuẩn hóa theo độ tuổi của bệnh ung thư thực quản ở Trung Quốc là 30,3%. Ở đó, tỷ lệ sống sót sau 5 năm phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu là 95%. Trong khi đó, tỷ lệ sống sót sau 5 năm rất thấp.
Đáng lưu ý, dấu hiệu ung thư thực quản giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với viêm họng hạt nên thường bị người bệnh bỏ qua. Để nhận diện ung thư thực quản, chuyên gia nhấn mạnh nên chú ý đến dấu hiệu dưới đây.
Cảm giác có dị vật ở thực quản. Mắc viêm họng hạt, bạn sẽ cảm thấy đau khi cố nuốt đồ ăn, nước uống. Trong khi đó, ung thư thực quản sẽ có cảm giác xuất hiện dị vật ngay cả khi không ăn. Cảm giác này tương tự như cơm hoặc lá rau bị mắc kẹt, khó nuốt nhưng không cảm thấy đau.
Nuốt cảm giác nghẹn. Người ung thư thực quản sẽ có cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn, đôi khi mắc nghẹn. Điều này bắt nguồn tình trạng sung huyết, sưng tấy, xói mòn niêm mạc thực quản do tổn thương, kích ứng khi thức ăn đi qua.
Đau rát cổ họng kéo dài. Đau rát họng là triệu chứng thường gặp ở cả viêm họng và ung thư thực quản. Ở đó, đau rát do ung thư rất rõ rệt khi nuốt thức ăn thô. Khi bệnh tiến triển, người bệnh sẽ ho khan, khàn tiếng, ho ra máu... Uống thuốc trị viêm họng không mang lại hiệu quả.
Đau sau xương ức. Người bệnh ung thư thực quản đôi khi sẽ xuất hiện tình trạng đau sau xương ức, đau âm ỉ, dai dẳng song khó xác định được độ nặng nhẹ. Tình trạng thường thuyên giảm hoặc biến mất sau bữa ăn.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân sớm. Trong cuộc sống, bạn cũng nên duy trì thói quen lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Tránh các yếu tố rủi ro. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thực quản gồm thói quen ăn uống, di truyền gia đình, uống rượu và hút thuốc. Về thói quen ăn uống, bạn không nên ăn quá nhiều đồ chua, đồ ẩm mốc, ăn quá nóng, ăn nhiều muối, ăn quá nhanh và ăn uống không điều độ. Những thói quen này đều dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản.
Tăng cường sức đề kháng. Nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn nhiều chất xơ, canxi và trái cây và rau quả mang lại hiệu quả ngăn ngừa ung thư thực quản. Khi đi vào cơ thể, thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở ruột, bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau, đậu, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
Bổ sung canxi cũng rất cần được chú ý. Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo rằng những người trên 50 tuổi nên tiêu thụ 1000 mg canxi mỗi ngày. Thực phẩm có hàm lượng canxi bao gồm rau xanh, sữa, các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ đậu nành, thực phẩm từ tảo (tảo bẹ, nấm đen)...
"Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc (2022)" cũng khuyến nghị, một người nên tiêu thụ 200-350g trái cây tươi và ít nhất 300g rau tươi mỗi ngày. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn các loại rau sẫm màu, lượng rau tốt nhất nên chiếm một nửa trong số đó.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. (Nguồn video: THĐT)