1. Thùng rác không nắp. Nhiều nhà thường đặt thùng rác không nắp ngay cạnh bồn cầu để đựng giấy vệ sinh đã sử dụng, tránh gây tắc bồn cầu. Việc làm này là cần thiết bởi giấy vệ sinh phổ biến trên thị trường chủ yếu là loại hòa tan không hoàn toàn. (Ảnh minh họa)Tuy vậy, thùng rác không nắp là vật không nên đặt trong phòng tắm. Nguyên nhân bởi khăn giấy dùng sau khi đi vệ sinh có nhiều vi khuẩn và chất bẩn.Dùng thùng rác không nắp tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát tán ra ngoài. Đặc biệt nếu phòng tắm thông với các phòng khác trong nhà, vi khuẩn sẽ gây hại sức khỏe khôn lường.Để đảm bảo vệ sinh mà không lo tắc cống, bạn nên chọn loại thùng rác có nắp để ngăn vi khuẩn phát tán ra không gian sống. Lưu ý, giấy thải nên được thay thường xuyên, tốt nhất nên thay định kỳ 1-2 ngày/lần.2. Cây xanh. Nhiều gia đình thích đặt cây xanh trong phòng tắm vì nghĩ cây xanh có thể khử mùi, giúp không khí trong lành hơn song điều này không đúng.Thực tế, cây xanh dễ sinh trưởng trong môi trường độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải như phòng tắm. Điều đáng bàn, cây xanh có thể thu hút các loại côn trùng. Bản thân phòng tắm vốn ẩm ướt và nhiều vi khuẩn, đặt cây xanh vào đây khiến việc vệ sinh khó khăn hơn. Nó cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn có chỗ khu trú, phát triển.Một lý do khác không nên đặt cây xanh trong phòng tắm là buổi tối chúng sẽ thải ra lượng lớn khí cacbonic. Phòng tắm kín đáo không khí khó lưu thông, nếu chứa lượng lớn khí cacbonic, thiếu oxy thì thực sự không có lợi cho người già và trẻ nhỏ khi sử dụng.Muốn cải thiện không khí phòng tắm, bạn nên tận dụng các loại dầu thơm hoặc chất khử mùi. Mở cửa sổ và quạt thông gió thường xuyên cũng mang lại hiệu quả ấn tượng hơn so với việc đặt cây xanh.3. Quần áo ướt. Nhiều người tắm xong, tiện tay để luôn quần áo ướt trong phòng. Cách này không chỉ làm ảnh hưởng đến độ bền của trang phục mà còn làm tăng độ ẩm phòng tắm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tạo mùi khó chịu.Phơi quần áo ướt trong phòng tắm còn uy hiếp sức khỏe người dùng. Nguyên nhân bởi độ ẩm cao tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Mặc trang phục này, người nhạy cảm rất dễ mẩn ngứa, mắc các vấn đề về da. Để bảo vệ sức khỏe, quần áo ướt thay ra nên giặt càng sớm càng tốt, phơi ở nơi thoáng mát.4. Khăn lau. Hầu hết gia đình đều đặt khăn tắm trong phòng tắm. Mặc dù rất tiện nhưng cách làm này lại tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, không tốt cho sức khỏe.Thật vậy, phòng tắm thường ẩm ướt, thiếu ánh sáng. Khăn tắm treo ở đây sẽ khiến vi khuẩn, bụi bẩn bám vào bề mặt. Sử dụng những chiếc khăn này để lau mặt và cơ thể, bạn dễ đối diện với tình trạng đau ngứa mắt, ngứa da.Để an toàn hơn, bạn nên giặt sạch khăn sau mỗi lần sử dụng và phơi ngoài ban công. Nếu không, bạn có thể lắp đặt giá treo khăn bên ngoài phòng tắm để tiện lấy mỗi khi sử dụng. Mời độc giả xem thêm video: Vệ sinh bàn ủi thế nào đúng cách? Nguồn video: THĐT
1. Thùng rác không nắp. Nhiều nhà thường đặt thùng rác không nắp ngay cạnh bồn cầu để đựng giấy vệ sinh đã sử dụng, tránh gây tắc bồn cầu. Việc làm này là cần thiết bởi giấy vệ sinh phổ biến trên thị trường chủ yếu là loại hòa tan không hoàn toàn. (Ảnh minh họa)
Tuy vậy, thùng rác không nắp là vật không nên đặt trong phòng tắm. Nguyên nhân bởi khăn giấy dùng sau khi đi vệ sinh có nhiều vi khuẩn và chất bẩn.
Dùng thùng rác không nắp tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát tán ra ngoài. Đặc biệt nếu phòng tắm thông với các phòng khác trong nhà, vi khuẩn sẽ gây hại sức khỏe khôn lường.
Để đảm bảo vệ sinh mà không lo tắc cống, bạn nên chọn loại thùng rác có nắp để ngăn vi khuẩn phát tán ra không gian sống. Lưu ý, giấy thải nên được thay thường xuyên, tốt nhất nên thay định kỳ 1-2 ngày/lần.
2. Cây xanh. Nhiều gia đình thích đặt cây xanh trong phòng tắm vì nghĩ cây xanh có thể khử mùi, giúp không khí trong lành hơn song điều này không đúng.
Thực tế, cây xanh dễ sinh trưởng trong môi trường độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải như phòng tắm. Điều đáng bàn, cây xanh có thể thu hút các loại côn trùng. Bản thân phòng tắm vốn ẩm ướt và nhiều vi khuẩn, đặt cây xanh vào đây khiến việc vệ sinh khó khăn hơn. Nó cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn có chỗ khu trú, phát triển.
Một lý do khác không nên đặt cây xanh trong phòng tắm là buổi tối chúng sẽ thải ra lượng lớn khí cacbonic. Phòng tắm kín đáo không khí khó lưu thông, nếu chứa lượng lớn khí cacbonic, thiếu oxy thì thực sự không có lợi cho người già và trẻ nhỏ khi sử dụng.
Muốn cải thiện không khí phòng tắm, bạn nên tận dụng các loại dầu thơm hoặc chất khử mùi. Mở cửa sổ và quạt thông gió thường xuyên cũng mang lại hiệu quả ấn tượng hơn so với việc đặt cây xanh.
3. Quần áo ướt. Nhiều người tắm xong, tiện tay để luôn quần áo ướt trong phòng. Cách này không chỉ làm ảnh hưởng đến độ bền của trang phục mà còn làm tăng độ ẩm phòng tắm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tạo mùi khó chịu.
Phơi quần áo ướt trong phòng tắm còn uy hiếp sức khỏe người dùng. Nguyên nhân bởi độ ẩm cao tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Mặc trang phục này, người nhạy cảm rất dễ mẩn ngứa, mắc các vấn đề về da. Để bảo vệ sức khỏe, quần áo ướt thay ra nên giặt càng sớm càng tốt, phơi ở nơi thoáng mát.
4. Khăn lau. Hầu hết gia đình đều đặt khăn tắm trong phòng tắm. Mặc dù rất tiện nhưng cách làm này lại tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, không tốt cho sức khỏe.
Thật vậy, phòng tắm thường ẩm ướt, thiếu ánh sáng. Khăn tắm treo ở đây sẽ khiến vi khuẩn, bụi bẩn bám vào bề mặt. Sử dụng những chiếc khăn này để lau mặt và cơ thể, bạn dễ đối diện với tình trạng đau ngứa mắt, ngứa da.
Để an toàn hơn, bạn nên giặt sạch khăn sau mỗi lần sử dụng và phơi ngoài ban công. Nếu không, bạn có thể lắp đặt giá treo khăn bên ngoài phòng tắm để tiện lấy mỗi khi sử dụng.
Mời độc giả xem thêm video: Vệ sinh bàn ủi thế nào đúng cách? Nguồn video: THĐT