Gia vị là nguyên liệu không thể thiếu trong mọi căn bếp. Có thực phẩm ngon nhưng cần phải kết hợp với gia vị ngon mới tạo nên được món ăn ngon. Ảnh: meishij.net.Tuy nhiên, ngoài việc kết hợp gia vị đúng với từng thực phẩm thì thời điểm nêm gia vị vào món ăn lại không được mọi người chú trọng. Gia vị nêm đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả và dinh dưỡng như mong muốn và ngược lại nếu sai thời điểm sẽ trở thành đại kỵ, sinh ra độc tố. Ảnh: Dienmayxanh.Mì chính: Đây là thứ gia vị rất được ưa chuộng vì nó giúp tăng thêm vị tươi ngọt, đậm vị cho món ăn. Nhưng cho mì chính vào khi thức ăn đang nấu ở nhiệt độ 120 độ C sẽ làm biến chất, không giúp tăng được vị tươi ngọt cho món ăn mà còn sinh ra độc tính. Ảnh: japanhealthylife.comVì thế, thời điểm vàng để nêm mì chính lúc thức ăn đang ở nhiệt độ 70-90 độ C. Thông thường, sau khi thức ăn nấu chín bắc xuống bếp thì có thể cho mì chính. Tuy nhiên cần lưu ý có một số loại thức ăn khi nấu không nên cho mì chính như: trứng gà nấm hoặc hải sản. Ảnh: japanhealthylife.comĐường: Có thể điều chỉnh độ dịu và tăng thêm độ ngon ngọt, giảm độ chua, trung hòa độ cay trong món ăn. Nếu muốn cho đường làm màu cho món ăn, cách tốt nhất đợi dầu ăn nóng cho đường vào đảo đến khi chuyển màu vàng nhạt thì tiếp tục cho các nguyên liệu khác vào để nấu. Ảnh: phunukieuviet.com.Nếu muốn nêm đường vào món ăn thì không nên cho quá sớm, hãy đợi khi thức ăn nấu gần xong rồi mới nêm đường sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Ảnh: phunukieuviet.com.Dấm: Có rất nhiều công dụng trong chế biến thực phẩm, dấm giúp khử mùi, khử tanh, giảm độ ngấy, tăng độ thơm, làm mềm thực phẩm. Ngoài ra, dấm giúp giữ vitamin có trong thực phẩm không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Ảnh: buaanhoanhao.vn.Để nêm đấm vào món ăn cần phải lưu ý đến nguyên liệu chế biến món ăn. Nếu là các loại rau, củ quả, sau khi cho nguyên liệu vào nồi thì cho ngay chút dấm vào để giúp giữ trọn vitamin có trong rau củ quả, làm mềm nhưng loại rau xơ cứng. Ảnh: buaanhoanhao.vn.Tuy nhiên, khi chế biến một số thực phẩm như sườn chua ngọt, thịt cừu, sau khi nguyên liệu cho vào nồi thì cho ngay một chút dấm để giúp khử mùi. Sau khi thức ăn sắp chế biến xong tiếp tục cho thêm lần nữa để giúp giảm ngấy, tăng vị thơm ngon và điều chỉnh vị của món ăn. Ảnh: buaanhoanhao.vn.Xì dầu: Vừa giúp tăng thêm hương vị, tăng màu bắt mắt cho món ăn, kích thích vị giác thì nên cho thêm xì dầu vào món ăn. Ảnh: amthuc365.vn.Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi món ăn đã chế biến xong, chuẩn bị bắc xuống khỏi bếp thì cho xì dầu để tránh làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong xì dầu, vẫn giữ được vị tươi ngon của thực phẩm. Ảnh: amthuc365.vn.Rượu nấu ăn: Giúp làm tăng thêm hương vị cho món ăn, gia vị này ngược với mì chính thông thường phải nêm vào lúc nhiệt độ cao nhất vì sẽ phát huy được tác dụng của mìn. Ngoài ra rượu cũng thường được dùng trong khâu tẩm ướp giúp phá vỡ mô sợi trong các thịt, bỏ được mùi lạ. Ảnh: tourchaua.net.
Gia vị là nguyên liệu không thể thiếu trong mọi căn bếp. Có thực phẩm ngon nhưng cần phải kết hợp với gia vị ngon mới tạo nên được món ăn ngon. Ảnh: meishij.net.
Tuy nhiên, ngoài việc kết hợp gia vị đúng với từng thực phẩm thì thời điểm nêm gia vị vào món ăn lại không được mọi người chú trọng. Gia vị nêm đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả và dinh dưỡng như mong muốn và ngược lại nếu sai thời điểm sẽ trở thành đại kỵ, sinh ra độc tố. Ảnh: Dienmayxanh.
Mì chính: Đây là thứ gia vị rất được ưa chuộng vì nó giúp tăng thêm vị tươi ngọt, đậm vị cho món ăn. Nhưng cho mì chính vào khi thức ăn đang nấu ở nhiệt độ 120 độ C sẽ làm biến chất, không giúp tăng được vị tươi ngọt cho món ăn mà còn sinh ra độc tính. Ảnh: japanhealthylife.com
Vì thế, thời điểm vàng để nêm mì chính lúc thức ăn đang ở nhiệt độ 70-90 độ C. Thông thường, sau khi thức ăn nấu chín bắc xuống bếp thì có thể cho mì chính. Tuy nhiên cần lưu ý có một số loại thức ăn khi nấu không nên cho mì chính như: trứng gà nấm hoặc hải sản. Ảnh: japanhealthylife.com
Đường: Có thể điều chỉnh độ dịu và tăng thêm độ ngon ngọt, giảm độ chua, trung hòa độ cay trong món ăn. Nếu muốn cho đường làm màu cho món ăn, cách tốt nhất đợi dầu ăn nóng cho đường vào đảo đến khi chuyển màu vàng nhạt thì tiếp tục cho các nguyên liệu khác vào để nấu. Ảnh: phunukieuviet.com.
Nếu muốn nêm đường vào món ăn thì không nên cho quá sớm, hãy đợi khi thức ăn nấu gần xong rồi mới nêm đường sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Ảnh: phunukieuviet.com.
Dấm: Có rất nhiều công dụng trong chế biến thực phẩm, dấm giúp khử mùi, khử tanh, giảm độ ngấy, tăng độ thơm, làm mềm thực phẩm. Ngoài ra, dấm giúp giữ vitamin có trong thực phẩm không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Ảnh: buaanhoanhao.vn.
Để nêm đấm vào món ăn cần phải lưu ý đến nguyên liệu chế biến món ăn. Nếu là các loại rau, củ quả, sau khi cho nguyên liệu vào nồi thì cho ngay chút dấm vào để giúp giữ trọn vitamin có trong rau củ quả, làm mềm nhưng loại rau xơ cứng. Ảnh: buaanhoanhao.vn.
Tuy nhiên, khi chế biến một số thực phẩm như sườn chua ngọt, thịt cừu, sau khi nguyên liệu cho vào nồi thì cho ngay một chút dấm để giúp khử mùi. Sau khi thức ăn sắp chế biến xong tiếp tục cho thêm lần nữa để giúp giảm ngấy, tăng vị thơm ngon và điều chỉnh vị của món ăn. Ảnh: buaanhoanhao.vn.
Xì dầu: Vừa giúp tăng thêm hương vị, tăng màu bắt mắt cho món ăn, kích thích vị giác thì nên cho thêm xì dầu vào món ăn. Ảnh: amthuc365.vn.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi món ăn đã chế biến xong, chuẩn bị bắc xuống khỏi bếp thì cho xì dầu để tránh làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong xì dầu, vẫn giữ được vị tươi ngon của thực phẩm. Ảnh: amthuc365.vn.
Rượu nấu ăn: Giúp làm tăng thêm hương vị cho món ăn, gia vị này ngược với mì chính thông thường phải nêm vào lúc nhiệt độ cao nhất vì sẽ phát huy được tác dụng của mìn. Ngoài ra rượu cũng thường được dùng trong khâu tẩm ướp giúp phá vỡ mô sợi trong các thịt, bỏ được mùi lạ. Ảnh: tourchaua.net.