Sữa lạc đà, được ví như "vàng trắng trên sa mạc", rất giàu dinh dưỡng, có khả năng cung cấp protein, canxi, axit béo không bão hòa, sắt, globulin miễn dịch, axit folic và các chất giống insulin tự nhiên mà cơ thể cần. (Ảnh: Sohu, minh họa)Khi so sánh sữa lạc đà với sữa bò, các nhà khoa học nhận thấy sữa lạc đà có đầy đủ các thành phần giống sữa bò. Tuy nhiên, hàm lượng một số chất sẽ cao hơn. Chẳng hạn, hàm lượng protein trong sữa lạc đà chiếm 4,02%, sữa bò dao động 3,1-3,5%. Hàm lượng chất béo trong sữa lạc đà là 5,07%, sữa bò 3-4%. Lượng lactose trong sữa lạc đà chiếm 5,33% trong khi sữa bò là 4,4-4,8%. Hàm lượng canxi, sắt, phốt pho cũng cao hơn so với sữa bò.Bên cạnh lượng protein chất lượng cao, sữa lạc đà còn rất giàu các axit amin thiết yếu, các hạt chất béo nhỏ, phân tán, tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ cao.Ngoài hàm lượng dinh dưỡng, vị sữa lạc đà cũng được nhiều người yêu thích. So với sữa bò, sữa lạc đà đặc, mịn, dễ uống hơn. Đặc biệt, sữa lạc đà chứa ít axit béo bão hòa nên uống vào không lo tăng cân; không chứa chất gây dị ứng nên có lợi cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, tăng huyết áp.Từ phân tích trên, sữa lạc đà có một số lợi thế so với sữa bò song khoảng cách không quá nhiều. Đáng lưu ý, sữa lạc đà được đồn thổi chứa lượng vitamin C vượt trội hơn so với sữa bò. Thực tế, lượng vitamin C trong sữa lạc đà cao hơn song chỉ ở mức 4,4mg/100g. Hàm lượng này không thể so sánh với hầu hết các loại rau củ quả. Chẳng hạn, lượng vitamin C trong bắp cải, củ cải, cà chua lên tới 20mg/100g.Xét về phương diện sức khỏe, sữa lạc đà giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên tiêu thụ sữa lạc đà. Chuyên gia khuyến cáo loại sữa này không thích hợp cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Thành phần của sữa lạc đà rất khác so với sữa mẹ. Tỷ lệ casein và whey protein trong sữa mẹ chừng 1:2, song sữa lạc đà không thể đạt được tỷ lệ như vậy.Một nguy cơ khác đối với sức khỏe từ sữa lạc đà là Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS). Đây là căn bệnh do virus corona gây ra với tỷ lệ tử vong lớn hơn 20%. Khi tiếp xúc với lạc đà hoặc sữa lạc đà sống đều có thể nhiễm virus này.Đặc tính khó lấy sữa khiến hầu hết sữa lạc đà được lấy bởi dân du mục trên đồng cỏ, thảo nguyên. Điều này khiến việc khử trùng và bảo quản sữa khó thực hiện hơn.Việc chăn nuôi hiếm, khó lấy sữa, sản lượng ít... còn khiến sữa lạc đà trên thị trường rất dễ bị pha trộn. Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. (Nguồn video: THĐT)
Sữa lạc đà, được ví như "vàng trắng trên sa mạc", rất giàu dinh dưỡng, có khả năng cung cấp protein, canxi, axit béo không bão hòa, sắt, globulin miễn dịch, axit folic và các chất giống insulin tự nhiên mà cơ thể cần. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Khi so sánh sữa lạc đà với sữa bò, các nhà khoa học nhận thấy sữa lạc đà có đầy đủ các thành phần giống sữa bò. Tuy nhiên, hàm lượng một số chất sẽ cao hơn. Chẳng hạn, hàm lượng protein trong sữa lạc đà chiếm 4,02%, sữa bò dao động 3,1-3,5%. Hàm lượng chất béo trong sữa lạc đà là 5,07%, sữa bò 3-4%. Lượng lactose trong sữa lạc đà chiếm 5,33% trong khi sữa bò là 4,4-4,8%. Hàm lượng canxi, sắt, phốt pho cũng cao hơn so với sữa bò.
Bên cạnh lượng protein chất lượng cao, sữa lạc đà còn rất giàu các axit amin thiết yếu, các hạt chất béo nhỏ, phân tán, tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ cao.
Ngoài hàm lượng dinh dưỡng, vị sữa lạc đà cũng được nhiều người yêu thích. So với sữa bò, sữa lạc đà đặc, mịn, dễ uống hơn. Đặc biệt, sữa lạc đà chứa ít axit béo bão hòa nên uống vào không lo tăng cân; không chứa chất gây dị ứng nên có lợi cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, tăng huyết áp.
Từ phân tích trên, sữa lạc đà có một số lợi thế so với sữa bò song khoảng cách không quá nhiều. Đáng lưu ý, sữa lạc đà được đồn thổi chứa lượng vitamin C vượt trội hơn so với sữa bò. Thực tế, lượng vitamin C trong sữa lạc đà cao hơn song chỉ ở mức 4,4mg/100g. Hàm lượng này không thể so sánh với hầu hết các loại rau củ quả. Chẳng hạn, lượng vitamin C trong bắp cải, củ cải, cà chua lên tới 20mg/100g.
Xét về phương diện sức khỏe, sữa lạc đà giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên tiêu thụ sữa lạc đà. Chuyên gia khuyến cáo loại sữa này không thích hợp cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Thành phần của sữa lạc đà rất khác so với sữa mẹ. Tỷ lệ casein và whey protein trong sữa mẹ chừng 1:2, song sữa lạc đà không thể đạt được tỷ lệ như vậy.
Một nguy cơ khác đối với sức khỏe từ sữa lạc đà là Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS). Đây là căn bệnh do virus corona gây ra với tỷ lệ tử vong lớn hơn 20%. Khi tiếp xúc với lạc đà hoặc sữa lạc đà sống đều có thể nhiễm virus này.
Đặc tính khó lấy sữa khiến hầu hết sữa lạc đà được lấy bởi dân du mục trên đồng cỏ, thảo nguyên. Điều này khiến việc khử trùng và bảo quản sữa khó thực hiện hơn.
Việc chăn nuôi hiếm, khó lấy sữa, sản lượng ít... còn khiến sữa lạc đà trên thị trường rất dễ bị pha trộn.
Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. (Nguồn video: THĐT)