Cà phê là thức uống giúp tỉnh táo, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, một tách cà phê trung bình chứa vitamin B2 (11% lượng nhu cầu hàng ngày của cơ thể được khuyến nghị), vitamin B5 (6% lượng nhu cầu hàng ngày), mangan - kali (3% lượng nhu cầu hàng ngày), magie và vitamin B3 (2% lượng nhu cầu hàng ngày).Cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất có khả năng chống viêm, sự hình thành các gốc tự do. Khẳng định này được xác nhận bởi các chuyên gia và giáo sư hàng đầu của trường Đại học Y khoa Johns Hopkins.Tuy nhiên, cà phê chỉ mang lại lợi ích sức khỏe khi được dùng đúng cách. Có những cách uống cà phê có hại, khiến bạn đối diện với nguy cơ bệnh tật – thậm chí là ung thư.Uống cà phê quá nóng. Theo các nhà khoa học, cách uống cà phê gây hại nhất là thưởng thức khi quá nóng. Nhiệt độ đồ uống cao có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, làm tăng nguy cơ ung thư.Nhận định trên được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế năm 2019. Để đưa ra kết luận, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu thói quen sinh hoạt của 50.045 người trong độ tuổi từ 45-75 trong hơn 10 năm.Theo đó, những người uống 23,7 oz (0.67 lít) cà phê ở nhiệt độ 140°F (60°C) mỗi ngày có nguy cơ phát triển ung thư thực quản cao hơn 90% so với người dùng đồ uống “ấm” hoặc “lạnh”.Nguy cơ ung thư thực quản từ cách uống cà phê nóng thực sự đáng lo ngại. Để “hóa giải” mối nguy này không khó. Bạn chỉ cần đợi vài phút đến khi đồ uống hạ nhiệt rồi thưởng thức. Cách làm đơn giản này song tạo ra sự khác biệt lớn.Nếu không hứng thú với ly cà phê nguội lạnh, bạn có thể giảm nhiệt của đồ uống bằng chút sữa lạnh hoặc sữa nhiệt độ phòng. Cách làm này vừa giúp đồ uống nhanh nguội, vừa tăng độ hấp dẫn của cà phê.Cho nhiều đường vào cà phê. Cho đường vào cà phê là cách làm quen thuộc của nhiều người. Thật không may, thêm nhiều đường khiến lượng calo trong đồ uống tăng cao. Ăn nhiều đường rất bất lợi với người có vấn đề về đường huyết.Cụ thể, kết quả nghiên cứu năm 2017 công bố trên Tạp chí Dịch tế học Quốc tế chỉ ra, tiêu thụ đường sucrose có liên quan đến khả năng mắc ung thư thực quản.Ngoài nguy cơ ung thư thực quản, tiến sĩ Rachel Thompson làm việc tại WCRF cũng khuyến nghị, cho đường vào cà phê khiến bạn tăng nguy cơ bị thừa cân, các vấn đề về tim và bệnh tiểu đường. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi như thế nào nếu dừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews
Cà phê là thức uống giúp tỉnh táo, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, một tách cà phê trung bình chứa vitamin B2 (11% lượng nhu cầu hàng ngày của cơ thể được khuyến nghị), vitamin B5 (6% lượng nhu cầu hàng ngày), mangan - kali (3% lượng nhu cầu hàng ngày), magie và vitamin B3 (2% lượng nhu cầu hàng ngày).
Cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất có khả năng chống viêm, sự hình thành các gốc tự do. Khẳng định này được xác nhận bởi các chuyên gia và giáo sư hàng đầu của trường Đại học Y khoa Johns Hopkins.
Tuy nhiên, cà phê chỉ mang lại lợi ích sức khỏe khi được dùng đúng cách. Có những cách uống cà phê có hại, khiến bạn đối diện với nguy cơ bệnh tật – thậm chí là ung thư.
Uống cà phê quá nóng. Theo các nhà khoa học, cách uống cà phê gây hại nhất là thưởng thức khi quá nóng. Nhiệt độ đồ uống cao có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, làm tăng nguy cơ ung thư.
Nhận định trên được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế năm 2019. Để đưa ra kết luận, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu thói quen sinh hoạt của 50.045 người trong độ tuổi từ 45-75 trong hơn 10 năm.
Theo đó, những người uống 23,7 oz (0.67 lít) cà phê ở nhiệt độ 140°F (60°C) mỗi ngày có nguy cơ phát triển ung thư thực quản cao hơn 90% so với người dùng đồ uống “ấm” hoặc “lạnh”.
Nguy cơ ung thư thực quản từ cách uống cà phê nóng thực sự đáng lo ngại. Để “hóa giải” mối nguy này không khó. Bạn chỉ cần đợi vài phút đến khi đồ uống hạ nhiệt rồi thưởng thức. Cách làm đơn giản này song tạo ra sự khác biệt lớn.
Nếu không hứng thú với ly cà phê nguội lạnh, bạn có thể giảm nhiệt của đồ uống bằng chút sữa lạnh hoặc sữa nhiệt độ phòng. Cách làm này vừa giúp đồ uống nhanh nguội, vừa tăng độ hấp dẫn của cà phê.
Cho nhiều đường vào cà phê. Cho đường vào cà phê là cách làm quen thuộc của nhiều người. Thật không may, thêm nhiều đường khiến lượng calo trong đồ uống tăng cao. Ăn nhiều đường rất bất lợi với người có vấn đề về đường huyết.
Cụ thể, kết quả nghiên cứu năm 2017 công bố trên Tạp chí Dịch tế học Quốc tế chỉ ra, tiêu thụ đường sucrose có liên quan đến khả năng mắc ung thư thực quản.
Ngoài nguy cơ ung thư thực quản, tiến sĩ Rachel Thompson làm việc tại WCRF cũng khuyến nghị, cho đường vào cà phê khiến bạn tăng nguy cơ bị thừa cân, các vấn đề về tim và bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi như thế nào nếu dừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews