Bún tôm Hải Phòng: Nguyên liệu chính của một trong những món bún ngon bậc nhất Việt Nam là tôm to bóc vỏ bỏ đầu xào chín, miếng chả cá mỏng dính chiên giòn và các loại rau như dọc mùng, hành, thì là thái nhỏ. Vị ngọt của nước dùng được tạo nên xương lợn và đầu tôm giã nhỏ lọc lấy nước rồi ninh nhừ.Bún bò giò heo: Bún bò giò heo có nguồn gốc từ Huế với vị thơm đặc trưng của sả và mắm ruốc. Một bát bún bò giò heo kiểu Huế thường có 1 miếng chân giò heo, chả bò, thịt bò luộc thái mỏng.Khi du nhập vào Đà Nẵng, món bún bò giò heo được bớt vị của sả và mắm ruốc đồng thời được thêm vào món chả cua. Người Đà Nẵng còn có thói quen ăn bún bò giò heo với bánh mỳ.Bún ngan: Món này phổ biến nhất ở Hà Nội và du nhập vào nhiều địa phương trong đó có Sài Gòn. Bát bún ngan thường gắn bó với các nguyên liệu là thịt ngan thái mỏng, miếng tiết ngan luộc và măng củ thái mỏng. Người Sài Gòn thường dùng măng khô với món bún ngan. Bún thịt nướng: Thịt nướng mềm, thơm mùi sả, vừng, ăn kèm với rau và nước mắm chua ngọt tạo nên độ hấp dẫn cho món bún thịt nướng. Món này có xuất xứ từ Huế nhưng được yêu thích ở nhiều địa phương trên khắp cả nước.Bún cá: Cá được dùng cho món bún cá phải là loại lạc và ít xương. Phần phi lê cá được thái miếng xào cùng gia vị nêm nếm vừa miệng. Độ ngọt của nước dùng được tạo nên từ xương và đầu cá ninh nhừ. Khi ăn người ta lần lượt xếp bún, các loại rau nhúng, phi lê cá, hành lá và thì là băm nhỏ rồi mới chan nước dùng.Bún ốc chuối đậu: Cách làm món bún ốc chuối đậu tương đối cầu kỳ với nhiều nguyên liệu như ốc nhồi, đậu phụ rán giòn, nước hầm xương, chuối tiêu xanh, mẻ chua và các loại rau như hành lá, tía tô, mùi tàu.Bún trộn mắm nêm: Món này có xuất xứ từ Đà Nẵng và được làm từ bún rối sợi to trộn chả bò, thịt lợn luộc, lưỡi lợn luộc và các loại rau sống. Thành phần quan trọng nhất của món này nằm ở mắm nêm trộn cùng bún phải là loại mắm nêm ngon, thơm quyện vào từng nguyên liệu tạo nên mùi vị đặc trưng của bún nắm nêm Đà Nẵng.Bún chả: Bún chả có nguồn gốc từ Hà Nội với thành phần chính là bún rối, chả miếng và chả băm làm từ thịt lợn đem nướng chín dưới than hoa chấm kèm nước mắm chua ngọt có dưa góp. Bún chả ngày nay không có nhiều thay đổi so với truyền thống.Bún riêu cua: Bún riêu cua được nhiều người ưa thích bởi vị chua thanh mát của nước dùng, ngọt dịu của thịt cua và màu hấp dẫn của gạch cua. Bún riêu cua trong truyền thống chỉ có các thành phần chính là bún, thịt cua, gạch cua, đậu phụ rán giòn, nước dùng ăn kèm với rau chuối. Bún riêu cua ngày nay được ăn kèm thêm với nhiều loại giò chả và thịt bò.Bún đậu chấm mắm tôm: Bún đậu chấm mắm tôm được coi là món ăn dân giã của người Hà Nội với thành phần chính là bún con cắt miếng và đậu phụ rán giòn chấm cùng mắm tôm đánh chanh thơm lừng. Ngày nay, các quán bán bún đậu phục vụ thêm nhiều món ăn kèm như chả cốm, thịt chân giò luộc, lòng lợn... tùy vào khẩu vị của thực khách. Món ăn này không chỉ được người Hà Nội ưa thích mà còn du nhập vào văn hóa ẩm thực tại Sài Gòn.
Bún tôm Hải Phòng: Nguyên liệu chính của một trong những món bún ngon bậc nhất Việt Nam là tôm to bóc vỏ bỏ đầu xào chín, miếng chả cá mỏng dính chiên giòn và các loại rau như dọc mùng, hành, thì là thái nhỏ. Vị ngọt của nước dùng được tạo nên xương lợn và đầu tôm giã nhỏ lọc lấy nước rồi ninh nhừ.
Bún bò giò heo: Bún bò giò heo có nguồn gốc từ Huế với vị thơm đặc trưng của sả và mắm ruốc. Một bát bún bò giò heo kiểu Huế thường có 1 miếng chân giò heo, chả bò, thịt bò luộc thái mỏng.
Khi du nhập vào Đà Nẵng, món bún bò giò heo được bớt vị của sả và mắm ruốc đồng thời được thêm vào món chả cua. Người Đà Nẵng còn có thói quen ăn bún bò giò heo với bánh mỳ.
Bún ngan: Món này phổ biến nhất ở Hà Nội và du nhập vào nhiều địa phương trong đó có Sài Gòn. Bát bún ngan thường gắn bó với các nguyên liệu là thịt ngan thái mỏng, miếng tiết ngan luộc và măng củ thái mỏng. Người Sài Gòn thường dùng măng khô với món bún ngan.
Bún thịt nướng: Thịt nướng mềm, thơm mùi sả, vừng, ăn kèm với rau và nước mắm chua ngọt tạo nên độ hấp dẫn cho món bún thịt nướng. Món này có xuất xứ từ Huế nhưng được yêu thích ở nhiều địa phương trên khắp cả nước.
Bún cá: Cá được dùng cho món bún cá phải là loại lạc và ít xương. Phần phi lê cá được thái miếng xào cùng gia vị nêm nếm vừa miệng. Độ ngọt của nước dùng được tạo nên từ xương và đầu cá ninh nhừ. Khi ăn người ta lần lượt xếp bún, các loại rau nhúng, phi lê cá, hành lá và thì là băm nhỏ rồi mới chan nước dùng.
Bún ốc chuối đậu: Cách làm món bún ốc chuối đậu tương đối cầu kỳ với nhiều nguyên liệu như ốc nhồi, đậu phụ rán giòn, nước hầm xương, chuối tiêu xanh, mẻ chua và các loại rau như hành lá, tía tô, mùi tàu.
Bún trộn mắm nêm: Món này có xuất xứ từ Đà Nẵng và được làm từ bún rối sợi to trộn chả bò, thịt lợn luộc, lưỡi lợn luộc và các loại rau sống. Thành phần quan trọng nhất của món này nằm ở mắm nêm trộn cùng bún phải là loại mắm nêm ngon, thơm quyện vào từng nguyên liệu tạo nên mùi vị đặc trưng của bún nắm nêm Đà Nẵng.
Bún chả: Bún chả có nguồn gốc từ Hà Nội với thành phần chính là bún rối, chả miếng và chả băm làm từ thịt lợn đem nướng chín dưới than hoa chấm kèm nước mắm chua ngọt có dưa góp. Bún chả ngày nay không có nhiều thay đổi so với truyền thống.
Bún riêu cua: Bún riêu cua được nhiều người ưa thích bởi vị chua thanh mát của nước dùng, ngọt dịu của thịt cua và màu hấp dẫn của gạch cua. Bún riêu cua trong truyền thống chỉ có các thành phần chính là bún, thịt cua, gạch cua, đậu phụ rán giòn, nước dùng ăn kèm với rau chuối. Bún riêu cua ngày nay được ăn kèm thêm với nhiều loại giò chả và thịt bò.
Bún đậu chấm mắm tôm: Bún đậu chấm mắm tôm được coi là món ăn dân giã của người Hà Nội với thành phần chính là bún con cắt miếng và đậu phụ rán giòn chấm cùng mắm tôm đánh chanh thơm lừng. Ngày nay, các quán bán bún đậu phục vụ thêm nhiều món ăn kèm như chả cốm, thịt chân giò luộc, lòng lợn... tùy vào khẩu vị của thực khách. Món ăn này không chỉ được người Hà Nội ưa thích mà còn du nhập vào văn hóa ẩm thực tại Sài Gòn.