Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” bởi vì trên bàn chân có nhiều kinh mạch dẫn đến các cơ quan nội tạng. Thông qua bộ phận này, chúng ta cũng có thể đánh giá sức khỏe của một người có tốt hay không. (Ảnh minh họa)Theo Trung y, chăm sóc bàn chân và quan sát những dấu hiệu ở bộ phận này cách để kiểm tra sức khỏe và đoán biết tuổi thọ. Nếu bạn đang có một hoặc cả 3 dấu hiệu trường thọ dưới đây thì xin chúc mừng. Ngược lại, bạn nên chú ý tăng cường sức khỏe để ngăn ngừa bệnh tật.Bàn tay, chân linh hoạt. Thiếu khí huyết làm giảm tuần hoàn máu. Tay chân là bộ phận xa tim nhất nên tốc độ lưu thông máu từ tim đến vùng này chắc chắn bị ảnh hưởng. Khi khí huyết không lưu thông, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng tê bì tay chân.Trường hợp tê bì tay chân kết hợp chóng mặt, nói lắp, buồn nôn, tê môi, lờ đờ... cần hết sức thận trọng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não, xuất huyết não, viêm khớp dạng thấp... cần được điều trị càng sớm càng tốt.Ngược lại, nếu bước qua tuổi tứ tuần nhưng bạn thấy mình đi đứng nhanh nhẹn, tốc độ phản ứng của tay chân linh hoạt thì chứng tỏ sức khỏe tương đối ổn định. Bạn nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tích cực vận động để kéo dài tuổi thọ.Móng tay, chân mịn. Móng tay người khỏe mạnh thường rất mịn, hồng hào, không có đường vân, khe nứt. Trong khi đó, mắc các bệnh mãn tính có thể khiến móng tay chân trở nên thô ráp, tạo nên các đường vân dọc.Nếu móng tay chuyển màu đen, bạn cần sớm đi khám sức khỏe. Đây là một trong những dấu hiệu tổn thương tế bào gan, thận nghiêm trọng. Phát hiện sớm góp phần nâng cao hiệu quả quá trình điều trị.Tay chân ấm. Thường xuyên xuất hiện tình trạng lạnh tay chân, ngay cả mùa hè nắng nóng thì bạn nên đi khám xem mình có mắc bệnh tim mạch, thiếu máu, suy giáp hay không.Trong khi đó, người có vấn đề về tim, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng chân lạnh, mệt mỏi triền miên. Điều này bắt nguồn từ việc tim là nguồn cung cấp nhiệt cho cơ thể. Khi tim hoạt động không tốt, việc cung cấp oxy và máu sẽ bị ảnh hưởng. Máu lưu thông chậm nên bàn chân lạnh. Tình trạng này khá phổ biến ở những người trung niên, cao tuổi hoặc những người ít vận động.Ngoài các vấn đề về tim mạch, người bị lạnh tay chân còn có thể bị tắc nghẽn mạch máu. Triệu chứng ban đầu là tay chân lạnh, tê nhức. Nếu không điều trị dễ dẫn tới mất ngủ, các bệnh toàn thân. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường thường gặp các triệu chứng như mạch máu bị tắc nghẽn, tay chân lạnh là một trong những biến chứng cần cảnh giác cao độ.Căng thẳng quá mức, suy nhược cơ thể và lượng đường trong máu thấp cũng dễ dẫn đến hiện tượng tay chân lạnh.Để cải thiện chứng tay chân lạnh, hàng ngày, bạn nên duy trì thói quen ngâm chân trước khi đi ngủ. Ngâm chân giúp bạn giải tỏa căng thẳng, xoa dịu cơ thể và tinh thần, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và trao đổi chất ở bàn chân. Đồng thời, cách làm này cũng giữ ấm bàn chân và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sa kê (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)
Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” bởi vì trên bàn chân có nhiều kinh mạch dẫn đến các cơ quan nội tạng. Thông qua bộ phận này, chúng ta cũng có thể đánh giá sức khỏe của một người có tốt hay không. (Ảnh minh họa)
Theo Trung y, chăm sóc bàn chân và quan sát những dấu hiệu ở bộ phận này cách để kiểm tra sức khỏe và đoán biết tuổi thọ. Nếu bạn đang có một hoặc cả 3 dấu hiệu trường thọ dưới đây thì xin chúc mừng. Ngược lại, bạn nên chú ý tăng cường sức khỏe để ngăn ngừa bệnh tật.
Bàn tay, chân linh hoạt. Thiếu khí huyết làm giảm tuần hoàn máu. Tay chân là bộ phận xa tim nhất nên tốc độ lưu thông máu từ tim đến vùng này chắc chắn bị ảnh hưởng. Khi khí huyết không lưu thông, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng tê bì tay chân.
Trường hợp tê bì tay chân kết hợp chóng mặt, nói lắp, buồn nôn, tê môi, lờ đờ... cần hết sức thận trọng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não, xuất huyết não, viêm khớp dạng thấp... cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Ngược lại, nếu bước qua tuổi tứ tuần nhưng bạn thấy mình đi đứng nhanh nhẹn, tốc độ phản ứng của tay chân linh hoạt thì chứng tỏ sức khỏe tương đối ổn định. Bạn nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tích cực vận động để kéo dài tuổi thọ.
Móng tay, chân mịn. Móng tay người khỏe mạnh thường rất mịn, hồng hào, không có đường vân, khe nứt. Trong khi đó, mắc các bệnh mãn tính có thể khiến móng tay chân trở nên thô ráp, tạo nên các đường vân dọc.
Nếu móng tay chuyển màu đen, bạn cần sớm đi khám sức khỏe. Đây là một trong những dấu hiệu tổn thương tế bào gan, thận nghiêm trọng. Phát hiện sớm góp phần nâng cao hiệu quả quá trình điều trị.
Tay chân ấm. Thường xuyên xuất hiện tình trạng lạnh tay chân, ngay cả mùa hè nắng nóng thì bạn nên đi khám xem mình có mắc bệnh tim mạch, thiếu máu, suy giáp hay không.
Trong khi đó, người có vấn đề về tim, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng chân lạnh, mệt mỏi triền miên. Điều này bắt nguồn từ việc tim là nguồn cung cấp nhiệt cho cơ thể. Khi tim hoạt động không tốt, việc cung cấp oxy và máu sẽ bị ảnh hưởng. Máu lưu thông chậm nên bàn chân lạnh. Tình trạng này khá phổ biến ở những người trung niên, cao tuổi hoặc những người ít vận động.
Ngoài các vấn đề về tim mạch, người bị lạnh tay chân còn có thể bị tắc nghẽn mạch máu. Triệu chứng ban đầu là tay chân lạnh, tê nhức. Nếu không điều trị dễ dẫn tới mất ngủ, các bệnh toàn thân. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường thường gặp các triệu chứng như mạch máu bị tắc nghẽn, tay chân lạnh là một trong những biến chứng cần cảnh giác cao độ.
Căng thẳng quá mức, suy nhược cơ thể và lượng đường trong máu thấp cũng dễ dẫn đến hiện tượng tay chân lạnh.
Để cải thiện chứng tay chân lạnh, hàng ngày, bạn nên duy trì thói quen ngâm chân trước khi đi ngủ. Ngâm chân giúp bạn giải tỏa căng thẳng, xoa dịu cơ thể và tinh thần, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và trao đổi chất ở bàn chân. Đồng thời, cách làm này cũng giữ ấm bàn chân và cải thiện chất lượng giấc ngủ.