Một tuyến nội tiết nhỏ nặng chưa tới 30g nhưng hoàn toàn có thể gây đau đớn cho bạn, đó chính là tuyến giáp. Tuyến này có chứa những hormone điều chỉnh rất nhiều chức năng của cơ thể, từ trao đổi chất, nhịp tim đến thân nhiệt. Vì vậy nếu tuyến giáp có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Bạn buồn bã, hay quên, căng thẳng hoặc dễ cáu kỉnh: Đây là một trong những điều phiền hà nhất khi bạn không được chẩn đoán đúng bệnh lý tuyến giáp. Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn cho rằng đó là do tâm lý mà không hề biết rằng đó có thể là những dấu hiệu của bệnh cường giáp hoặc suy giáp.Lượng cholesterol tăng cao: Một trong những lý do khiến nhiều người không đi kiểm tra tuyến giáp là có quá nhiều triệu chứng cho thấy bạn đang mắc bệnh khác chứ không phải là bệnh lý tuyến giáp. Bạn không nghĩ cholesterol cao lại liên quan đến tuyến giáp, cụ thể là do thiếu hormone tuyến giáp (hay còn gọi là suy giáp) nhưng hoàn toàn có thể.Bạn thay đổi cân nặng đột ngột hoặc hay bị đói: Mặc dù không phải là dấu hiệu đầu tiên nhưng đột ngột thay đổi cân nặng là dấu hiệu chính của một bệnh tuyến giáp trạng nào đó. Nguyên nhân là do tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất, nếu tuyến giáp bất thường thì trọng lượng cơ thể cũng vậy.Bạn bị đường ruột: Khi xuất hiện các triệu chứng ở đường ruột, bạn cho rằng hệ tiêu hóa có vấn đề. Nhưng tuyến giáp cũng có thể gây bệnh ở đường ruột. Chẳng hạn như một trong những dấu hiệu cường giáp là bạn thay đổi thói quen đi nặng, đi nặng nhiều hơn. Ngược lại, nếu bị táo bón thì khả năng là bạn đang bị suy giáp. Bạn hay mệt mỏi và không ngủ được: Chứng mất ngủ có nhiều nguyên nhân, trong đó có cường giáp. Một triệu chứng khác cần cẩn thận hơn là hay mệt mỏi, lúc này bạn cũng có thể bị cường giáp hoặc suy giáp, cần đi khám để xác định rõ vấn đề.Cơ và khớp yếu: Yếu cơ là một dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đang gặp trục trặc, có thể là cường giáp hoặc suy giáp. Bạn nhạy cảm hơn với nhiệt độ hoặc đổ nhiều mồ hôi: Vì một trong những chức năng của tuyến giáp là điều chỉnh thân nhiệt nên nếu tuyến giáp có vấn đề, bạn sẽ nhạy cảm hơn với cả nóng và lạnh. Khi tuyến giáp giảm hoạt động, bạn hay cảm thấy lạnh và ngược lại.Chu kỳ của bạn rối tung lên: Nếu bạn thấy kỳ đèn đỏ bỗng nặng nề hơn bình thường hay không đều thì nên đi khám để biết đó là cường giáp hay suy giáp.Tóc mỏng đi hoặc khô, dễ gãy: Tóc mảnh, dễ gãy có thể là dấu hiệu cường giáp, còn rụng tóc lại có thể là dấu hiệu suy giáp.Thay đổi ở mặt: Nếu mặt húp lên thì có thể là do suy giáp, mặt gầy đi không chỉ là do lão hóa mà còn có thể do cường giáp. Run tay: Nhiều người nghĩ run tay là triệu chứng của bệnh Parkinson hay do căng thẳng nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của bệnh suy giáp.Nhịp tim thay đổi hoặc tim đập nhanh: Nếu có cảm giác lạ ở xung quanh ngực, cổ hay cổ họng thì có thể là do tim đập nhanh, nhưng nguyên nhân thực sự là do tuyến giáp chứ không phải do quả tim. Tim đập nhanh (trên 100 lần/phút), nhịp tim không đều là do cường giáp. Ngược lại tim đập chậm có thể là do suy giáp. Giọng khàn hoặc nổi u ở cổ họng: Khàn giọng ngoài do nói nhiều hoặc bị cảm thì còn có thể do suy giáp hoặc bướu giáp. Lúc này nên đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.
Một tuyến nội tiết nhỏ nặng chưa tới 30g nhưng hoàn toàn có thể gây đau đớn cho bạn, đó chính là tuyến giáp. Tuyến này có chứa những hormone điều chỉnh rất nhiều chức năng của cơ thể, từ trao đổi chất, nhịp tim đến thân nhiệt. Vì vậy nếu tuyến giáp có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Bạn buồn bã, hay quên, căng thẳng hoặc dễ cáu kỉnh: Đây là một trong những điều phiền hà nhất khi bạn không được chẩn đoán đúng bệnh lý tuyến giáp. Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn cho rằng đó là do tâm lý mà không hề biết rằng đó có thể là những dấu hiệu của bệnh cường giáp hoặc suy giáp.
Lượng cholesterol tăng cao: Một trong những lý do khiến nhiều người không đi kiểm tra tuyến giáp là có quá nhiều triệu chứng cho thấy bạn đang mắc bệnh khác chứ không phải là bệnh lý tuyến giáp. Bạn không nghĩ cholesterol cao lại liên quan đến tuyến giáp, cụ thể là do thiếu hormone tuyến giáp (hay còn gọi là suy giáp) nhưng hoàn toàn có thể.
Bạn thay đổi cân nặng đột ngột hoặc hay bị đói: Mặc dù không phải là dấu hiệu đầu tiên nhưng đột ngột thay đổi cân nặng là dấu hiệu chính của một bệnh tuyến giáp trạng nào đó. Nguyên nhân là do tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất, nếu tuyến giáp bất thường thì trọng lượng cơ thể cũng vậy.
Bạn bị đường ruột: Khi xuất hiện các triệu chứng ở đường ruột, bạn cho rằng hệ tiêu hóa có vấn đề. Nhưng tuyến giáp cũng có thể gây bệnh ở đường ruột. Chẳng hạn như một trong những dấu hiệu cường giáp là bạn thay đổi thói quen đi nặng, đi nặng nhiều hơn. Ngược lại, nếu bị táo bón thì khả năng là bạn đang bị suy giáp.
Bạn hay mệt mỏi và không ngủ được: Chứng mất ngủ có nhiều nguyên nhân, trong đó có cường giáp. Một triệu chứng khác cần cẩn thận hơn là hay mệt mỏi, lúc này bạn cũng có thể bị cường giáp hoặc suy giáp, cần đi khám để xác định rõ vấn đề.
Cơ và khớp yếu: Yếu cơ là một dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đang gặp trục trặc, có thể là cường giáp hoặc suy giáp.
Bạn nhạy cảm hơn với nhiệt độ hoặc đổ nhiều mồ hôi: Vì một trong những chức năng của tuyến giáp là điều chỉnh thân nhiệt nên nếu tuyến giáp có vấn đề, bạn sẽ nhạy cảm hơn với cả nóng và lạnh. Khi tuyến giáp giảm hoạt động, bạn hay cảm thấy lạnh và ngược lại.
Chu kỳ của bạn rối tung lên: Nếu bạn thấy kỳ đèn đỏ bỗng nặng nề hơn bình thường hay không đều thì nên đi khám để biết đó là cường giáp hay suy giáp.
Tóc mỏng đi hoặc khô, dễ gãy: Tóc mảnh, dễ gãy có thể là dấu hiệu cường giáp, còn rụng tóc lại có thể là dấu hiệu suy giáp.
Thay đổi ở mặt: Nếu mặt húp lên thì có thể là do suy giáp, mặt gầy đi không chỉ là do lão hóa mà còn có thể do cường giáp.
Run tay: Nhiều người nghĩ run tay là triệu chứng của bệnh Parkinson hay do căng thẳng nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của bệnh suy giáp.
Nhịp tim thay đổi hoặc tim đập nhanh: Nếu có cảm giác lạ ở xung quanh ngực, cổ hay cổ họng thì có thể là do tim đập nhanh, nhưng nguyên nhân thực sự là do tuyến giáp chứ không phải do quả tim. Tim đập nhanh (trên 100 lần/phút), nhịp tim không đều là do cường giáp. Ngược lại tim đập chậm có thể là do suy giáp.
Giọng khàn hoặc nổi u ở cổ họng: Khàn giọng ngoài do nói nhiều hoặc bị cảm thì còn có thể do suy giáp hoặc bướu giáp. Lúc này nên đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.