Dấu hiệu ở bàn tay cảnh báo cơ thể đang gặp nguy hiểm

Google News

Tình trạng sưng phù, đỏ ửng của bàn tay có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh như viêm khớp, gout, tiểu đường...

Dau hieu o ban tay canh bao co the dang gap nguy hiem

Truyền thông từ lâu đã lo lắng về tình trạng bàn tay và ngón tay sưng tấy của Vua Charles III. Ảnh: Shutterstock.

Hồi tháng 9, Vua Charles III xuất hiện trước truyền thông với bàn tay phù nề. Đây không phải lần đầu tiên bàn tay của ông gây lo lắng. Tại đám tang của cha mình vào tháng 4/2021, ngón tay của vị vua tương lai lúc đó cũng có vẻ mũm mĩm và sưng tấy. Hiện tượng này cũng gây chú ý vào sự kiện của Khối Thịnh Vượng (tháng 3/2020) và lễ đính hôn của hoàng gia (tháng 5/2021).

Không chỉ Vua Charles III, nhiều người khác cũng có thể gặp phải tình trạng này. Theo các chuyên gia y tế, đôi bàn tay mập mạp, sưng phù và đỏ ửng có thể là triệu chứng cảnh báo sức khỏe đang gặp nhiều vấn đề, bệnh lý nguy hiểm.

Manh mối bên ngoài khi chẩn đoán cho bệnh nhân

Theo tiến sĩ Gareth Nye, giảng viên cao cấp tại Đại học Chester (Anh), các ngón tay phù nề, bàn tay đỏ có thể do bất kỳ tình trạng sức khỏe nào. Trong đó, nó chủ yếu ảnh hưởng người trên 65 tuổi vì khả năng giữ chất lỏng hạn chế gây hiện tượng phù hay do viêm khớp, các ngón tay cứng, đau và sưng.

Vị chuyên gia nhấn mạnh khó có thể kết luận các ngón tay sưng tấy của Vua Charles III là do đâu. Nhưng về cơ bản bàn tay có thể tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe của chúng ta.

Dau hieu o ban tay canh bao co the dang gap nguy hiem-Hinh-2

Một số người suy đoán Vua Charles III bị phù nề, tích nước - tình trạng phổ biến và thường vô hại. Ảnh: AFP.

“Thông thường, các bác sĩ và nhà trị liệu có thể chỉ cần nhìn vào bàn tay của bệnh nhân để tìm manh mối cho các tình trạng sức khỏe cơ bản. Một số triệu chứng và thay đổi nhất định là bình thường, nhưng đôi khi, nó tiềm ẩn những vấn đề nghiêm trọng hơn”, nhà trị liệu Clare Black, phòng khám Hong Kong Asia Medical Specialists, cho biết.

Chúng ta có thể không chú ý nhiều đến bàn tay của mình nhưng chúng là bộ phận có cấu trúc phức tạp. Bàn tay gồm cổ tay, lòng bàn tay, ngón tay, chứa tới 1/4 tổng lượng xương của cơ thể. Mỗi bàn tay có 27 xương, gồm 8 xương từ cổ tay trở lên, 5 xương từ cổ tay trở xuống và 14 xương ở các đầu ngón tay.

Bạn có biết rằng bàn tay - bao gồm cổ tay, lòng bàn tay, ngón tay và ngón cái - chứa hơn 1/4 xương của cơ thể bạn? Mỗi bàn tay có 27 xương - tám xương cổ tay (ở cổ tay), năm xương cổ tay (ở nửa dưới của các ngón tay) và 14 xương thực thể (ở đầu các ngón tay). Ngoài ra, xương vừng (sesamoid bone) nằm trong gân, tăng đòn bẩy và giảm áp lực cho các mô bên dưới.

Nhà trị liệu Clare Black cho biết thêm: “27 khớp xương và hơn 120 dây chằng trong mỗi bàn tay. Các dây chằng là mô giống sợi dây bền chắc, giúp kết nối các xương với nhau, tạo sự liên kết và ổn định khi chúng ta di chuyển các khớp”.

Ngoài ra, mỗi bàn tay có hơn 30 cơ, hầu hết trong số đó dẫn đến cổ tay và cẳng tay. Ngón tay không có cơ. Các cử động của tay chủ yếu nhờ các cơ ở cẳng tay gắn với các ngón tay và ngón cái thông qua các gân.

Gân là mô mềm kết nối cơ với xương và cho phép chúng ta cử động khớp khi cơ co lại. Các cơ nhỏ trong lòng bàn tay được gọi là cơ nội tại, giúp chúng ta vận động trơn tru, cầm, nắm được các vật thể khác nhau và phối hợp chuyển động.

Ba dây thần kinh chính chịu trách nhiệm cho chức năng cảm giác và vận động của bàn tay. Dây thần kinh hướng tâm cung cấp cảm giác cho mu bàn tay từ ngón cái đến ngón thứ ba.

Dây thần kinh trụ đi qua cổ tay và cung cấp cảm giác cho ngón út và nửa ngón đeo nhẫn.

Dây thần kinh giữa đi qua cổ tay qua ống cổ tay, cung cấp cảm giác cho ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần của ngón đeo nhẫn.

Da lòng bàn tay không có lông, không rám nắng. Mỗi lòng bàn tay có khoảng 17.000 cơ quan cảm ứng, các đầu dây thần kinh tự do, cảm nhận áp lực, chuyển động.

Dau hieu o ban tay canh bao co the dang gap nguy hiem-Hinh-3

Bàn tay có thể tiết lộ nhiều vấn đề của sức khỏe. Ảnh: The Fit Way.

Dấu hiệu sức khỏe có vấn đề qua bàn tay

Một số tình trạng y tế có thể ảnh hưởng đến bàn tay của chúng ta, gồm:

  • Thoái hóa khớp
  • Hội chứng ống cổ tay, gây tê, ngứa ran, yếu ở bàn tay và cánh tay do chèn ép dây thần kinh giữa
  • Ngón tay lò xo hoặc viêm bao gân ngón tay
  • Hội chứng de Quervain, gây đau hoặc sưng ở/gần gốc ngón tay cái
  • Hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay (cubital tunnel syndrome): Viêm, sưng hoặc kích ứng ở dây thần kinh, gây loét bắt đầu ở bên cổ và kết thúc ở ngón tay
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh tự miễn dịch và viêm ảnh hưởng đến các mô khớp ở ngón tay, ngón cái và/hoặc cổ tay.
  • Bệnh Dupuytren: Ảnh hưởng đến lớp mô nằm dưới da trong lòng bàn tay
  • Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bị u nang hạch ở ngón tay, bàn tay và cổ tay. Đây là bệnh lành tính nhưng chúng có xu hướng tái phát dù đã được điều trị. Bệnh gây đau khớp, ảnh hưởng khả năng vận động.

    Thông qua các triệu chứng bên ngoài của bàn tay như các khớp ngón tay bị sưng, đau, chúng ta có thể xác định ai đó bị viêm xương khớp, chấn thương hoặc nhiễm trùng.

    Các bất thường ở bàn tay cũng có thể phản ánh bệnh toàn thân như viêm khớp với dấu hiệu ngứa ran, tê, yếu các ngón tay. Đây cũng là triệu chứng cảnh báo hội chứng ống cổ tay, hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay. Cảm giác tê cũng có thể do bệnh lý thần kinh ngoại vi - một biến chứng của tiểu đường.

    Bên cạnh đó, run tay thường do các bệnh lý tiềm ẩn như bệnh Parkinson, đa xơ cứng, thiếu vitamin B12, hội chứng cai rượu, các vấn đề về tuyến giáp và tác dụng phụ của một số loại thuốc.

    Ngón tay tê, lạnh, ngứa ran có thể là triệu chứng của tình trạng nhạy cảm bất thường với lạnh. Nó còn được gọi là hiện tượng Raynaud, khiến lưu lượng máu đến một số bộ phận của cơ thể giảm, đặc biệt là tứ chi.

    Ngón tay bị sưng có thể là dấu hiệu của cơ thể tích nước, bệnh gout hoặc viêm khớp dạng thấp.

    Vì vậy, nếu có những bất thường ở bàn tay, bạn không nên bỏ qua mà hãy chú ý theo dõi, gặp bác sĩ để biết chính xác bản thân đang mắc bệnh gì.

    Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.


    Theo Thiên Nhan/Zing

    >> xem thêm

    Bình luận(0)