Ung thư xương nguyên phát là ung thư bắt đầu ở xương. Bệnh có nhiều loại khác nhau: Ung thư mô liên kết sụn (chondrosarcoma), ung thư mô liên kết tạo cốt bào (osteosarcoma) và ung thư mô liên kết xương (Ewing’s sarcoma).Loại ung thư này thường được phát hiện ở lứa tuổi thanh, thiếu niên (10 đến 20 tuổi), tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác. Nam giới dễ mắc hơn nữ, song dấu hiệu bệnh ở 2 đối tượng là giống nhau.Sưng ở vùng xương bị ảnh hưởng. Đau là triệu chứng ung thư xương thường gặp nhất. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí của ung thư trong cơ thể và kích thước của nó. Vùng bị ảnh hưởng có thể bị sưng lên (nếu xương bị ảnh hưởng nằm gần da) và rất nhạy cảm khi chạm vào. Cơn đau này có thể xuất hiện và tự biến mất không cần biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên sau đó, nó dần trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt vào ban đêm. Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân là tình trạng đau, sưng ở chân, cánh tay. Cảm giác đau thường xuất hiện ở các vị trí xương dài như trên hoặc dưới đầu gối, cánh tay hoặc trên vai.Khập khễnh. Đứa trẻ sẽ bị khập khễnh chân dù không va chạm hoặc bị ngã. Trong một số trường hợp, dấu hiệu đầu tiên có thể là bị gãy tay, gãy chân vì ung thư làm cho xương suy yếu dần, khiến nó dễ bị phá vỡ.Gãy xương. Khi các tế bào ung thư phát triển trong một khu vực xương nhất định, nó sẽ làm suy yếu xương. Ngay cả những tác động nhỏ, bất ngờ cũng khiến trẻ đối diện với tình trạng gãy xương. Thậm chí, một số trường hợp khi nhập viện, các bác sĩ vẫn có thể nhầm lẫn bệnh này với nguyên nhân gãy xương thông thường.Xuất hiện khối u. Ban đầu, khối u có thể là một đám chắc, đẩy gồ mặt da, bờ không rõ, sờ nắn không đau. Về sau khối u to nhanh, biến dạng. U thâm nhiễm tổ chức phần mềm, làm nổi rõ các mạch máu dưới da và tạo các mạch máu nhỏ gây cảm giác đau khi thăm khám. Màu sắc da lúc này cũng trở nên hồng, ấm hơn nơi khác. Bề mặt da nơi mềm, nơi chắc, nơi căng do máu tụ.Ngoài ra, khi con có biểu hiện như sốt, chán ăn hoặc giảm cân, mệt mỏi kéo dài thì bạn cũng nên đưa con đi khám. Bác sỹ sẽ xem xét và phát hiện được sự khác thường trong cấu trúc của xương.
Ung thư xương nguyên phát là ung thư bắt đầu ở xương. Bệnh có nhiều loại khác nhau: Ung thư mô liên kết sụn (chondrosarcoma), ung thư mô liên kết tạo cốt bào (osteosarcoma) và ung thư mô liên kết xương (Ewing’s sarcoma).
Loại ung thư này thường được phát hiện ở lứa tuổi thanh, thiếu niên (10 đến 20 tuổi), tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác. Nam giới dễ mắc hơn nữ, song dấu hiệu bệnh ở 2 đối tượng là giống nhau.
Sưng ở vùng xương bị ảnh hưởng. Đau là triệu chứng ung thư xương thường gặp nhất. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí của ung thư trong cơ thể và kích thước của nó. Vùng bị ảnh hưởng có thể bị sưng lên (nếu xương bị ảnh hưởng nằm gần da) và rất nhạy cảm khi chạm vào. Cơn đau này có thể xuất hiện và tự biến mất không cần biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên sau đó, nó dần trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt vào ban đêm.
Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân là tình trạng đau, sưng ở chân, cánh tay. Cảm giác đau thường xuất hiện ở các vị trí xương dài như trên hoặc dưới đầu gối, cánh tay hoặc trên vai.
Khập khễnh. Đứa trẻ sẽ bị khập khễnh chân dù không va chạm hoặc bị ngã. Trong một số trường hợp, dấu hiệu đầu tiên có thể là bị gãy tay, gãy chân vì ung thư làm cho xương suy yếu dần, khiến nó dễ bị phá vỡ.
Gãy xương. Khi các tế bào ung thư phát triển trong một khu vực xương nhất định, nó sẽ làm suy yếu xương. Ngay cả những tác động nhỏ, bất ngờ cũng khiến trẻ đối diện với tình trạng gãy xương. Thậm chí, một số trường hợp khi nhập viện, các bác sĩ vẫn có thể nhầm lẫn bệnh này với nguyên nhân gãy xương thông thường.
Xuất hiện khối u. Ban đầu, khối u có thể là một đám chắc, đẩy gồ mặt da, bờ không rõ, sờ nắn không đau. Về sau khối u to nhanh, biến dạng. U thâm nhiễm tổ chức phần mềm, làm nổi rõ các mạch máu dưới da và tạo các mạch máu nhỏ gây cảm giác đau khi thăm khám. Màu sắc da lúc này cũng trở nên hồng, ấm hơn nơi khác. Bề mặt da nơi mềm, nơi chắc, nơi căng do máu tụ.
Ngoài ra, khi con có biểu hiện như sốt, chán ăn hoặc giảm cân, mệt mỏi kéo dài thì bạn cũng nên đưa con đi khám. Bác sỹ sẽ xem xét và phát hiện được sự khác thường trong cấu trúc của xương.