Chuyên gia sức khỏe cho biết, kẽm đóng vai trò kích thích hoạt động một số enzyme, là thành phần không thể thiếu cho quá trình tổng hợp protein và phân bào. Thiếu yếu tố vi lượng này khiến bạn dễ mắc cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm trùng.Kẽm thường tập trung ở võng mạc mắt, gan, tế bào máu, thận, xương và tuyến tụy. Để đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể, chuyên gia sức khỏe khuyên nên đáp ứng nhu cầu kẽm hàng ngày bằng cách tăng cường các loại thực phẩm như hàu, củ cải, đậu, yến mạch, đậu phộng, sò, hạt bí ngô, thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt và gừng.Một trong những dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm là khả năng nhận thức kém, thiếu tập trung. Nguyên nhân bởi kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ. Thiếu kẽm khiến khả năng nhận thức kém, dễ tổn hại thần kinh.Hệ miễn dịch thấp. Kẽm là thành phần không thể thiếu để đảm bảo hệ miễn dịch vận hành tốt. Thiếu nó, cơ thể dễ đối diện với nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Bạn có thể cảm nhận một cách rõ ràng phản ứng cơ thể trong thời điểm giao mùa.Tóc mỏng. Nhiều người đổ lỗi tình trạng rụng tóc bắt nguồn do thời tiết, dầu gội song không biết rằng thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Thiếu kẽm khiến các tế bào trên da đầu bị suy yếu, tóc trở nên khô, gãy rụng nghiêm trọng.Các vấn đề về da. Bên cạnh tóc, thiếu kẽm còn ảnh hưởng tới làn da. Những người thiếu kẽm dễ bị mọc mụn, eczema, bệnh vảy nến, vảy da. Đáng lưu ý, việc thiếu kẽm khiến những vết thương trên da khó lành, dễ chịu ảnh hưởng từ các tia UV có hại.Hạn chế tầm nhìn. Kẽm rất cần thiết để có thị lực tốt. Nó góp phần bảo vệ mắt, giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà. Đặc biệt, nghiên cứu từng chỉ ra thiếu kẽm là nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng, mất thị lực.Yếu xương. Để xương luôn khỏe mạnh, chỉ chú trọng bổ sung canxi đơn thuần chưa đủ mà cần tăng cường đáp ứng nhu cầu kẽm của cơ thể. Kẽm đóng vai trò kích thích quá trình phát triển của xương. Điều này lý giải vì sao người thiếu kẽm thường chịu đau đớn do các vấn đề về xương khớp.
Chuyên gia sức khỏe cho biết, kẽm đóng vai trò kích thích hoạt động một số enzyme, là thành phần không thể thiếu cho quá trình tổng hợp protein và phân bào. Thiếu yếu tố vi lượng này khiến bạn dễ mắc cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm trùng.
Kẽm thường tập trung ở võng mạc mắt, gan, tế bào máu, thận, xương và tuyến tụy. Để đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể, chuyên gia sức khỏe khuyên nên đáp ứng nhu cầu kẽm hàng ngày bằng cách tăng cường các loại thực phẩm như hàu, củ cải, đậu, yến mạch, đậu phộng, sò, hạt bí ngô, thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt và gừng.
Một trong những dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm là khả năng nhận thức kém, thiếu tập trung. Nguyên nhân bởi kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ. Thiếu kẽm khiến khả năng nhận thức kém, dễ tổn hại thần kinh.
Hệ miễn dịch thấp. Kẽm là thành phần không thể thiếu để đảm bảo hệ miễn dịch vận hành tốt. Thiếu nó, cơ thể dễ đối diện với nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Bạn có thể cảm nhận một cách rõ ràng phản ứng cơ thể trong thời điểm giao mùa.
Tóc mỏng. Nhiều người đổ lỗi tình trạng rụng tóc bắt nguồn do thời tiết, dầu gội song không biết rằng thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Thiếu kẽm khiến các tế bào trên da đầu bị suy yếu, tóc trở nên khô, gãy rụng nghiêm trọng.
Các vấn đề về da. Bên cạnh tóc, thiếu kẽm còn ảnh hưởng tới làn da. Những người thiếu kẽm dễ bị mọc mụn, eczema, bệnh vảy nến, vảy da. Đáng lưu ý, việc thiếu kẽm khiến những vết thương trên da khó lành, dễ chịu ảnh hưởng từ các tia UV có hại.
Hạn chế tầm nhìn. Kẽm rất cần thiết để có thị lực tốt. Nó góp phần bảo vệ mắt, giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà. Đặc biệt, nghiên cứu từng chỉ ra thiếu kẽm là nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng, mất thị lực.
Yếu xương. Để xương luôn khỏe mạnh, chỉ chú trọng bổ sung canxi đơn thuần chưa đủ mà cần tăng cường đáp ứng nhu cầu kẽm của cơ thể. Kẽm đóng vai trò kích thích quá trình phát triển của xương. Điều này lý giải vì sao người thiếu kẽm thường chịu đau đớn do các vấn đề về xương khớp.