Đám cưới theo đạo Shinto (Thần đạo) là một phong tục lâu đời của người Nhật. Cô dâu và chú rể mặc trang phục truyền thống, làm lễ trước thần linh, tuân theo những nghi thức cầu kỳ.Kiểu hôn lễ này có nguồn gốc từ thời Muromachi (khoảng 500 năm trước). Đến thời Minh Trị (Meiji), Nhật hoàng hướng dẫn cho Thái tử Taisho tổ chức đám cưới trước nơi thờ nữ thần mặt trời Amaterasu Oomikami. Sau đó, phương thức này trở nên phổ biến và được duy trì tới ngày nay.Trong bước thứ nhất của buổi lễ - “Sanshin”, cặp đôi sẽ đi qua sân đền vào phòng chờ. Cả hai phải có mặt trước thần linh. Đôi khi họ đi phía sau thần chủ và các vu nữ dưới một chiếc ô màu đỏ. Bước thứ hai là “Haiden chakuza”, khi mọi người ngồi xuống. Cô dâu và chú rể ngồi gần thần linh nhất. Cô dâu ngồi bên trái và chú rể bên phải.“Shubatsu” là nghi thức thanh tẩy của thần chủ thực hiện với cặp đôi, xóa bỏ những tội lỗi của họ trong cuộc sống. Mở đầu buổi lễ chính thức là “Saishu ichirei” - tất cả cúi đầu trước thần linh. Sau đó là “Kensen”: thần chủ đưa cho cặp đôi một lễ vật để dâng lên các vị thần.Trong “Norito soujo”, thần chủ sẽ đọc “Norito” - bài văn khẳng định cô dâu chú rể sẽ kết hôn và hạnh phúc cả đời - trước thần linh. Họ sẽ uống rượu sake từ cùng một cốc để trao lời thề nguyện trong bước có tên “Sankon no gi”. Cô dâu uống trước chú rể.“Seishi soujo” là khi chú rể hoặc cô dâu (đôi khi cả hai) nói lời thề trước thần linh. Sau đó, các vu nữ sẽ múa để xin thần ban phước cho cặp đôi và gia đình họ. Cặp đôi còn dâng một nhành Tamagushi trước khi cúi đầu hai lần, vỗ tay hai lần và cúi đầu lần nữa để tỏ lòng biết ơn với các vị thần.Trong bước “Shinzoku sakazsuki no gi”, các thành viên trong gia đình uống sake để thắt chặt tình thân. Thời xưa, họ uống chung một chén. Tuy nhiên, bây giờ mỗi người có một chén riêng và chỉ cần uống cùng một lúc.Trong bước “Shinzoku sakazsuki no gi”, các thành viên trong gia đình uống sake để thắt chặt tình thân. Thời xưa, họ uống chung một chén. Tuy nhiên, bây giờ mỗi người có một chén riêng và chỉ cần uống cùng một lúc.Cô dâu thường mặc kimono màu trắng, tượng trưng cho sự thiêng liêng và trong trắng. Còn chú rể sẽ mặc loại haori và hakama truyền thống của nam giới. Hoàng gia và quý tộc có trang phục riêng là Sokutai và Junihitoe (kimono 12 lớp).Tại Nhật Bản, các cặp đôi có thể tổ chức nghi lễ truyền thống ở nhiều ngôi đền, trong đó có đền Meiji Jingu ở Tokyo. Vào dịp cuối tuần, nơi đây có thể diễn ra tới 15 đám cưới.Đền Tsuruoka Hachimangu ở Kamakura có một hình thức đám cưới là “maiden shiki”. Trong đó, một số phần nghi lễ được thực hiện trước những người đang có mặt ở đền để họ chúc phúc cho cặp đôi. Du khách có thể tới đây để được trải nghiệm một phần nét văn hóa độc đáo này.Đền Kamigamo ở Kyoto cũng là một lựa chọn của nhiều cặp đôi.
Đám cưới theo đạo Shinto (Thần đạo) là một phong tục lâu đời của người Nhật. Cô dâu và chú rể mặc trang phục truyền thống, làm lễ trước thần linh, tuân theo những nghi thức cầu kỳ.
Kiểu hôn lễ này có nguồn gốc từ thời Muromachi (khoảng 500 năm trước). Đến thời Minh Trị (Meiji), Nhật hoàng hướng dẫn cho Thái tử Taisho tổ chức đám cưới trước nơi thờ nữ thần mặt trời Amaterasu Oomikami. Sau đó, phương thức này trở nên phổ biến và được duy trì tới ngày nay.
Trong bước thứ nhất của buổi lễ - “Sanshin”, cặp đôi sẽ đi qua sân đền vào phòng chờ. Cả hai phải có mặt trước thần linh. Đôi khi họ đi phía sau thần chủ và các vu nữ dưới một chiếc ô màu đỏ. Bước thứ hai là “Haiden chakuza”, khi mọi người ngồi xuống. Cô dâu và chú rể ngồi gần thần linh nhất. Cô dâu ngồi bên trái và chú rể bên phải.
“Shubatsu” là nghi thức thanh tẩy của thần chủ thực hiện với cặp đôi, xóa bỏ những tội lỗi của họ trong cuộc sống. Mở đầu buổi lễ chính thức là “Saishu ichirei” - tất cả cúi đầu trước thần linh. Sau đó là “Kensen”: thần chủ đưa cho cặp đôi một lễ vật để dâng lên các vị thần.
Trong “Norito soujo”, thần chủ sẽ đọc “Norito” - bài văn khẳng định cô dâu chú rể sẽ kết hôn và hạnh phúc cả đời - trước thần linh. Họ sẽ uống rượu sake từ cùng một cốc để trao lời thề nguyện trong bước có tên “Sankon no gi”. Cô dâu uống trước chú rể.
“Seishi soujo” là khi chú rể hoặc cô dâu (đôi khi cả hai) nói lời thề trước thần linh. Sau đó, các vu nữ sẽ múa để xin thần ban phước cho cặp đôi và gia đình họ. Cặp đôi còn dâng một nhành Tamagushi trước khi cúi đầu hai lần, vỗ tay hai lần và cúi đầu lần nữa để tỏ lòng biết ơn với các vị thần.
Trong bước “Shinzoku sakazsuki no gi”, các thành viên trong gia đình uống sake để thắt chặt tình thân. Thời xưa, họ uống chung một chén. Tuy nhiên, bây giờ mỗi người có một chén riêng và chỉ cần uống cùng một lúc.
Trong bước “Shinzoku sakazsuki no gi”, các thành viên trong gia đình uống sake để thắt chặt tình thân. Thời xưa, họ uống chung một chén. Tuy nhiên, bây giờ mỗi người có một chén riêng và chỉ cần uống cùng một lúc.
Cô dâu thường mặc kimono màu trắng, tượng trưng cho sự thiêng liêng và trong trắng. Còn chú rể sẽ mặc loại haori và hakama truyền thống của nam giới. Hoàng gia và quý tộc có trang phục riêng là Sokutai và Junihitoe (kimono 12 lớp).
Tại Nhật Bản, các cặp đôi có thể tổ chức nghi lễ truyền thống ở nhiều ngôi đền, trong đó có đền Meiji Jingu ở Tokyo. Vào dịp cuối tuần, nơi đây có thể diễn ra tới 15 đám cưới.
Đền Tsuruoka Hachimangu ở Kamakura có một hình thức đám cưới là “maiden shiki”. Trong đó, một số phần nghi lễ được thực hiện trước những người đang có mặt ở đền để họ chúc phúc cho cặp đôi. Du khách có thể tới đây để được trải nghiệm một phần nét văn hóa độc đáo này.
Đền Kamigamo ở Kyoto cũng là một lựa chọn của nhiều cặp đôi.