Người có bệnh gan: Trong trà có caffeine sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng bài tiết của gan. Người mắc bệnh gan uống trà nhiều đặc biệt là trà đặc sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của gan, gây ảnh hưởng đến các mô gan.Người đau dạ dày: Người dư axit dạ dày, loét dạ dày nếu uống nhiều trà sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, khiến dạ dày khó chịu không có lợi cho tiêu hóa, dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày hoặc khiến bệnh tình thêm nặng hơn.Người bị bệnh gút: Chất axit tannic trong trà không tốt cho tình trạng bệnh của bạn, nếu uống nhiều trà đặc biệt là trà đặc sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn.Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Trong trà có chứa hàm lượng lớn polyphenol, cafein đều là những thành phần gây bất lợi đến sự phát triển của thai nhi.Vì thế, phụ nữ mang thai nên hạn chế uống trà đặc biệt là trà đặc. Trong thời kỳ cho con bú, cũng không nên uống trà vì caffeine có thể vào sữa mẹ tạo sự kích thích khiến trẻ mất ngủ hoặc quấy khóc.Trẻ đang trong thời kỳ phát triển xương; Những đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển chiều cao không nên uống trà vì hợp chất alcaloid có trong trà sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi, gây bất lợi đến sự phát triển xương của trẻ.Những người suy dinh dưỡng: Trà có khả năng phá vỡ chất béo vì thế những người suy dinh dưỡng uống trà sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của của cơ thểNgười thiếu máu: Axit tannic trong trà gây cản trở việc hấp thụ sắt của cơ thể nên những người thiếu máu không nên uống trà.Người suy nhược thần kinh : Caffeine có trong trà sẽ kích thích trung khu thần kinh, không tốt cho những người thần kinh yếu, dễ gây mất ngủ và thần kinh căng thẳng.Tuy nhiên vì những lợi ích lớn của trà với sức khỏe, chúng ta không nhất thiết phải bỏ hẳn uổng trà. Đối với những người có bệnh kể trên nếu muốn uống trà có thể uống trà xanh vào buổi sáng, nên uống trà loãng và tránh uống vào buổi tối.
Người có bệnh gan: Trong trà có caffeine sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng bài tiết của gan. Người mắc bệnh gan uống trà nhiều đặc biệt là trà đặc sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của gan, gây ảnh hưởng đến các mô gan.
Người đau dạ dày: Người dư axit dạ dày, loét dạ dày nếu uống nhiều trà sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, khiến dạ dày khó chịu không có lợi cho tiêu hóa, dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày hoặc khiến bệnh tình thêm nặng hơn.
Người bị bệnh gút: Chất axit tannic trong trà không tốt cho tình trạng bệnh của bạn, nếu uống nhiều trà đặc biệt là trà đặc sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Trong trà có chứa hàm lượng lớn polyphenol, cafein đều là những thành phần gây bất lợi đến sự phát triển của thai nhi.
Vì thế, phụ nữ mang thai nên hạn chế uống trà đặc biệt là trà đặc. Trong thời kỳ cho con bú, cũng không nên uống trà vì caffeine có thể vào sữa mẹ tạo sự kích thích khiến trẻ mất ngủ hoặc quấy khóc.
Trẻ đang trong thời kỳ phát triển xương; Những đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển chiều cao không nên uống trà vì hợp chất alcaloid có trong trà sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi, gây bất lợi đến sự phát triển xương của trẻ.
Những người suy dinh dưỡng: Trà có khả năng phá vỡ chất béo vì thế những người suy dinh dưỡng uống trà sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của của cơ thể
Người thiếu máu: Axit tannic trong trà gây cản trở việc hấp thụ sắt của cơ thể nên những người thiếu máu không nên uống trà.
Người suy nhược thần kinh : Caffeine có trong trà sẽ kích thích trung khu thần kinh, không tốt cho những người thần kinh yếu, dễ gây mất ngủ và thần kinh căng thẳng.
Tuy nhiên vì những lợi ích lớn của trà với sức khỏe, chúng ta không nhất thiết phải bỏ hẳn uổng trà. Đối với những người có bệnh kể trên nếu muốn uống trà có thể uống trà xanh vào buổi sáng, nên uống trà loãng và tránh uống vào buổi tối.