1. Thanh ngũ cốc: Các chuyên gia dinh dưỡng không bao giờ ăn thanh ngũ cốc vì chúng chứa một lượng lớn đường, muối và chất béo bão hòa. Nếu bạn ăn một thanh kẹo hoặc một thanh ngũ cốc, cả hai đều có hại như nhau.2. Bánh mì nguyên cám mua ở cửa hàng: Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng bánh mì nguyên cám mua ở cửa hàng chứa nhiều chất bảo quản, muối và đường. Do đó, bạn nên tự làm bánh mì để có chế độ ăn lành mạnh hơn mà không lo ăn phải các thành phần độc hại.3. Các sản phẩm được dán nhãn “ít chất béo” hoặc “không đường”: Trong khi các từ “Ít chất béo” hoặc “Không đường” có thể trở thành yếu tố kích thích để mua đối với những người tuân theo chế độ ăn kiêng, bản thân các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy những sản phẩm này không thân thiện với chế độ ăn kiêng. Các sản phẩm không chứa chất béo và đường vẫn chứa nhiều chất tạo vị nhân tạo và hóa chất, điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.4. Thịt chế biến: Thịt đã qua chế biến có chứa các chất phụ gia có hại để làm cho thịt trông hấp dẫn hơn và giúp kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm.5. Bánh gạo thường được nhiều người ưa chuộng vì cho rằng chúng không chất béo, không đường, không chất xơ, không khoáng chất và không calo. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ không bao giờ ăn chúng, vì chúng được biến thành đường gần như ngay lập tức sau khi đến hệ tiêu hóa của bạn.6. Màu thực phẩm: Màu nhuộm thực phẩm không chỉ được sử dụng trong kẹo và bánh rán, chúng thậm chí còn được thêm vào một số nhãn hiệu dưa chua, cá hồi hun khói và nước xốt salad. Trẻ em là đối tượng tiêu thụ thực phẩm có màu nhân tạo nhiều nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh xa những thực phẩm có màu sắc rực rỡ.7. Nước ép rau xanh mua ở cửa hàng: Xu hướng nước detox xanh lấy cảm hứng từ người nổi tiếng đang được nhiều người thực hiện. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lại nghi ngờ về tác dụng của loại nước ép bán ở các cửa hàng. Tốt nhất, bạn nên tự ép nước rau xanh tại nhà.8. Trái cây đóng hộp trong xi-rô: Nhiều thương hiệu trái cây đóng hộp có xu hướng sử dụng xi-rô như một chất bảo quản. Xi-rô có thể chứa quá nhiều đường và giá trị dinh dưỡng của trái cây giảm đáng kể vì điều này. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chọn trái cây đã được đóng hộp trong nước ép của chính nó thay vì trong xi-rô, để giảm lượng đường.9. Mì ống tinh chế: Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ không bao giờ ăn loại mì này vì nó có hàm lượng calo cao hơn và chứa ít chất xơ hơn. Điều này có thể khiến bạn đói sau khi ăn quá nhiều. Thay vào đó, bạn nên ăn mì ống nguyên hạt giàu chất xơ.10. Bơ đậu phộng: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù bơ đậu phộng nguyên bản chứa nhiều thành phần hữu ích, nhưng loại được bán ở đa số các cửa hàng có thể gây hại. Điều này là do loại bơ hạt này chứa các thành phần bổ sung như chất béo chuyển hóa, dầu thực vật và nhiều đường. Các chuyên gia dinh dưỡng chọn bơ đậu phộng từ các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn là mua từ siêu thị thông thường. Ảnh: BS.Mời độc giả theo dõi video "Liên tiếp phát hiện thực phẩm bẩn tại trường mầm non Thanh Khương". Nguồn: VTV24.
1. Thanh ngũ cốc: Các chuyên gia dinh dưỡng không bao giờ ăn thanh ngũ cốc vì chúng chứa một lượng lớn đường, muối và chất béo bão hòa. Nếu bạn ăn một thanh kẹo hoặc một thanh ngũ cốc, cả hai đều có hại như nhau.
2. Bánh mì nguyên cám mua ở cửa hàng: Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng bánh mì nguyên cám mua ở cửa hàng chứa nhiều chất bảo quản, muối và đường. Do đó, bạn nên tự làm bánh mì để có chế độ ăn lành mạnh hơn mà không lo ăn phải các thành phần độc hại.
3. Các sản phẩm được dán nhãn “ít chất béo” hoặc “không đường”: Trong khi các từ “Ít chất béo” hoặc “Không đường” có thể trở thành yếu tố kích thích để mua đối với những người tuân theo chế độ ăn kiêng, bản thân các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy những sản phẩm này không thân thiện với chế độ ăn kiêng. Các sản phẩm không chứa chất béo và đường vẫn chứa nhiều chất tạo vị nhân tạo và hóa chất, điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
4. Thịt chế biến: Thịt đã qua chế biến có chứa các chất phụ gia có hại để làm cho thịt trông hấp dẫn hơn và giúp kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm.
5. Bánh gạo thường được nhiều người ưa chuộng vì cho rằng chúng không chất béo, không đường, không chất xơ, không khoáng chất và không calo. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ không bao giờ ăn chúng, vì chúng được biến thành đường gần như ngay lập tức sau khi đến hệ tiêu hóa của bạn.
6. Màu thực phẩm: Màu nhuộm thực phẩm không chỉ được sử dụng trong kẹo và bánh rán, chúng thậm chí còn được thêm vào một số nhãn hiệu dưa chua, cá hồi hun khói và nước xốt salad. Trẻ em là đối tượng tiêu thụ thực phẩm có màu nhân tạo nhiều nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh xa những thực phẩm có màu sắc rực rỡ.
7. Nước ép rau xanh mua ở cửa hàng: Xu hướng nước detox xanh lấy cảm hứng từ người nổi tiếng đang được nhiều người thực hiện. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lại nghi ngờ về tác dụng của loại nước ép bán ở các cửa hàng. Tốt nhất, bạn nên tự ép nước rau xanh tại nhà.
8. Trái cây đóng hộp trong xi-rô: Nhiều thương hiệu trái cây đóng hộp có xu hướng sử dụng xi-rô như một chất bảo quản. Xi-rô có thể chứa quá nhiều đường và giá trị dinh dưỡng của trái cây giảm đáng kể vì điều này. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chọn trái cây đã được đóng hộp trong nước ép của chính nó thay vì trong xi-rô, để giảm lượng đường.
9. Mì ống tinh chế: Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ không bao giờ ăn loại mì này vì nó có hàm lượng calo cao hơn và chứa ít chất xơ hơn. Điều này có thể khiến bạn đói sau khi ăn quá nhiều. Thay vào đó, bạn nên ăn mì ống nguyên hạt giàu chất xơ.
10. Bơ đậu phộng: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù bơ đậu phộng nguyên bản chứa nhiều thành phần hữu ích, nhưng loại được bán ở đa số các cửa hàng có thể gây hại. Điều này là do loại bơ hạt này chứa các thành phần bổ sung như chất béo chuyển hóa, dầu thực vật và nhiều đường. Các chuyên gia dinh dưỡng chọn bơ đậu phộng từ các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn là mua từ siêu thị thông thường. Ảnh: BS.