Ngồi lì trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong, dù bạn là người thường xuyên tập thể dục. Một nghiên cứu mới đây của Australia cho thấy, những người ngồi trên 6 giờ một ngày, dù có tập thể dục thể thao, chế độ ăn uống tốt vẫn có khả năng chết sớm trong vòng 15 năm tăng lên 40% so với những người chỉ ngồi 3 tiếng.
Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả
Ngồi lâu, cơ thể ít vận động, sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm. Cứ thế lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, ăn uống kém ngon, hay bị chứng đầu hơi, chướng bụng, khó tiêu, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể hạn chế làm cho sức khỏe ngày càng suy yếu.
Gây ảnh hưởng đến lưu thông máu
Khi ngồi một chỗ suốt tám giờ mỗi ngày, chỉ số stress tăng cao, lượng LDL cholesreol trong máu tăng, gây tắc nghẽn mạch máu… Tất cả triệu chứng trên đều dẫn đến căn bệnh béo phì, đặc biệt là nguy cơ tăng kích cỡ vòng 2 đối với chị em phụ nữ.
Ngồi lâu làm tăng nguy cơ béo phì
Ngồi lâu một chỗ cũng khiến cơ bắp đốt cháy ít chất béo và chảy máu chậm chạp hơn, tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, axit béo dễ dàng làm tắc nghẽn tim, dẫn đến bệnh tim mạch, rất nguy hiểm, có thể gây đột quỵ.
Gây tổn thương vùng đầu, cổ, cột sống
Rất nhiều nhân viên văn phòng do thói quen ngồi lâu một chỗ hàng giờ liền đã mắc phải các tổn thương vùng cổ như đau cổ, mỏi cổ, cổ không linh hoạt, đau vai, thần kinh vai gáy, chuột rút cơ gáy, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
Công việc ít vận động có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống. Ngoài ra ngồi nhiều gây đau lưng, đau vai, thoát vị đĩa đệm... rất nguy hiểm
Khiến tim suy yếu
Ngồi liên tục khiến quá trình vận động dừng lại tại một số nơi trên cơ thể, khả năng đốt cháy calo cũng sẽ suy giảm. Sau hai giờ tập trung làm việc taị chỗ, lượng cholesterol tốt cho cơ thể giảm 20%. Nếu chạy theo công việc suốt 24 tiếng đồng hồ, lượng insulin trong cơ thể bạn sẽ giảm, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngồi lâu khiến tim suy yếu
Theo các chuyên gia, giải pháp tốt nhất là bạn không nên ngồi quá lâu, thỉnh thoảng phải đứng dậy đi lại, bởi khi đứng có thể đốt cháy calo nhiều gấp ba lần so với khi ngồi. Khi đứng, các cơ co thắt, và dường như kích hoạt các tiến trình quan trọng liên quan đến sự phân hủy của chất béo và đường. Khi bạn ngồi xuống, sự co thắt cơ bắp chấm dứt và các quá trình này bị ngừng.