Trên nền tảng Little Red Book, ứng dụng chia sẻ phong cách sống phổ biến ở Trung Quốc, gần đây liên tục xuất hiện các bài đăng dạng "thử đồ trẻ em ở Uniqlo" hay "cô gái mảnh mai thử đồ trẻ em".Tuy nhiên, xu hướng thời trang “BM Wind” này hiện gây nhiều tranh cãi ở Trung Quốc đại lục. Nguyên nhân bởi nhiều chị em ở tuổi trưởng thành “đu trend”, mặc thử quần áo trẻ em ở các trung tâm thương mại khiến chúng bị hỏng, biến dạng. Nhiều dân mạng không ngại gọi hành vi này là “thiếu đạo đức”.Trào lưu này rầm rộ tới mức thương hiệu quần áo Nhật Bản Uniqlo đưa thông báo đề nghị người tiêu dùng chọn size phù hợp để thử nhằm tránh “làm hỏng chất lượng quần áo”.“BM Wind” có nguồn gốc từ thương hiệu thời trang Brandy Melville ở Ý. Chúng được phụ nữ trẻ thế hệ Z các nước châu Âu ưa chuộng. Dù vậy, nó từng tạo tranh cãi bởi chỉ đưa ra thiết kế quần áo cỡ nhỏ, khiến nhiều người tự ti về cơ thể hay cổ xúy phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình, cân nặng.Trang phục của Brandy Melville có kiểu dáng đơn giản. Chủ yếu là áo croptop ôm sát và váy kẻ sọc. Giá cả của chúng cũng phải chăng – trên dưới 46 đô la.Mặc đồ trẻ em giúp nhiều cô gái khoe được body thanh mảnh, đường cong bốc lửa song hiện nhiều cô gái bắt trend thử đồ trẻ em chủ yếu để chụp ảnh selfie đăng lên mạng mà không mua.“Một cô gái cao 1m70 mang bộ quần áo trẻ em cỡ 120 vào phòng thử đồ. Bằng cách này, quần áo sẽ bị kéo giãn. Các bậc cha mẹ khó có thể đồng ý cho con họ mặc những bộ quần áo chất lượng không đảm bảo” – một nhân viên Uniqlo chia sẻ với truyền thông Trung Quốc.Không chỉ ảnh hưởng đến form dáng, việc người lớn thử đồ trẻ con còn làm chúng bị dính son hoặc phấn nền khiến cửa hàng chỉ có thể thanh lý với giá giảm sâu. Với những vị khách như vậy, họ khó mở lời nhắc nhở vì “sợ bị phàn nàn”.Chủ đề "# Người lớn thử mặc Uniqlo dành cho trẻ em" đăng tải trên Weibo thu hút hơn 670 triệu lượt đọc. Nhiều netizen chỉ trích hành động này là “vô trách nhiệm”. Sự việc nhanh chóng được truyền thông Hong Kong và Đài Loan đưa tin. Dân mạng Đài Loan tin rằng mỹ phẩm tồn dư có thể gây hại cho làn da của trẻ em.Trước đây, nhiều cô gái có vóc dáng nhỏ cũng chia sẻ thường mua đồ trẻ em từ các nhãn hàng như Uniqlo vì một số mẫu có kích cỡ cho trẻ cao đến 1,6 m, người nhỏ con hoàn toàn có thể mặc vừa. Hơn nữa, quần áo trẻ em luôn có mức giá rẻ hơn nhiều so với người lớn.Tuy nhiên, ngoài số ít người thực sự mua để mặc và vì khó mua theo cỡ người lớn, phần lớn người theo trào lưu này có vóc dáng bình thường, chỉ vào cửa hàng thử đồ chụp ảnh, tham gia thử thách hoặc để ngầm chứng minh bản thân sở hữu cơ thể mảnh mai.“Phong cách BM” mới rộ ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Trong khi đó, thương hiệu Brandy Melville có lịch sử hơn 30 năm. Áo phông trẻ em được người lớn trưng diện không xa lạ ở Mỹ, châu Âu.Gần đây, Blackpink, các nhóm nhạc Hàn Quốc và một số nghệ sĩ Trung Quốc lăng xê phong cách này. Từ đó, BM ngày trở nên phổ biến hơn ở châu Á. Ảnh minh họa: Internet.Mời độc giả xem video: Show diễn thời trang của người ngoại cỡ. Nguồn: VTV24.
Trên nền tảng Little Red Book, ứng dụng chia sẻ phong cách sống phổ biến ở Trung Quốc, gần đây liên tục xuất hiện các bài đăng dạng "thử đồ trẻ em ở Uniqlo" hay "cô gái mảnh mai thử đồ trẻ em".
Tuy nhiên, xu hướng thời trang “BM Wind” này hiện gây nhiều tranh cãi ở Trung Quốc đại lục. Nguyên nhân bởi nhiều chị em ở tuổi trưởng thành “đu trend”, mặc thử quần áo trẻ em ở các trung tâm thương mại khiến chúng bị hỏng, biến dạng. Nhiều dân mạng không ngại gọi hành vi này là “thiếu đạo đức”.
Trào lưu này rầm rộ tới mức thương hiệu quần áo Nhật Bản Uniqlo đưa thông báo đề nghị người tiêu dùng chọn size phù hợp để thử nhằm tránh “làm hỏng chất lượng quần áo”.
“BM Wind” có nguồn gốc từ thương hiệu thời trang Brandy Melville ở Ý. Chúng được phụ nữ trẻ thế hệ Z các nước châu Âu ưa chuộng. Dù vậy, nó từng tạo tranh cãi bởi chỉ đưa ra thiết kế quần áo cỡ nhỏ, khiến nhiều người tự ti về cơ thể hay cổ xúy phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình, cân nặng.
Trang phục của Brandy Melville có kiểu dáng đơn giản. Chủ yếu là áo croptop ôm sát và váy kẻ sọc. Giá cả của chúng cũng phải chăng – trên dưới 46 đô la.
Mặc đồ trẻ em giúp nhiều cô gái khoe được body thanh mảnh, đường cong bốc lửa song hiện nhiều cô gái bắt trend thử đồ trẻ em chủ yếu để chụp ảnh selfie đăng lên mạng mà không mua.
“Một cô gái cao 1m70 mang bộ quần áo trẻ em cỡ 120 vào phòng thử đồ. Bằng cách này, quần áo sẽ bị kéo giãn. Các bậc cha mẹ khó có thể đồng ý cho con họ mặc những bộ quần áo chất lượng không đảm bảo” – một nhân viên Uniqlo chia sẻ với truyền thông Trung Quốc.
Không chỉ ảnh hưởng đến form dáng, việc người lớn thử đồ trẻ con còn làm chúng bị dính son hoặc phấn nền khiến cửa hàng chỉ có thể thanh lý với giá giảm sâu. Với những vị khách như vậy, họ khó mở lời nhắc nhở vì “sợ bị phàn nàn”.
Chủ đề "# Người lớn thử mặc Uniqlo dành cho trẻ em" đăng tải trên Weibo thu hút hơn 670 triệu lượt đọc. Nhiều netizen chỉ trích hành động này là “vô trách nhiệm”. Sự việc nhanh chóng được truyền thông Hong Kong và Đài Loan đưa tin. Dân mạng Đài Loan tin rằng mỹ phẩm tồn dư có thể gây hại cho làn da của trẻ em.
Trước đây, nhiều cô gái có vóc dáng nhỏ cũng chia sẻ thường mua đồ trẻ em từ các nhãn hàng như Uniqlo vì một số mẫu có kích cỡ cho trẻ cao đến 1,6 m, người nhỏ con hoàn toàn có thể mặc vừa. Hơn nữa, quần áo trẻ em luôn có mức giá rẻ hơn nhiều so với người lớn.
Tuy nhiên, ngoài số ít người thực sự mua để mặc và vì khó mua theo cỡ người lớn, phần lớn người theo trào lưu này có vóc dáng bình thường, chỉ vào cửa hàng thử đồ chụp ảnh, tham gia thử thách hoặc để ngầm chứng minh bản thân sở hữu cơ thể mảnh mai.
“Phong cách BM” mới rộ ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Trong khi đó, thương hiệu Brandy Melville có lịch sử hơn 30 năm. Áo phông trẻ em được người lớn trưng diện không xa lạ ở Mỹ, châu Âu.
Gần đây, Blackpink, các nhóm nhạc Hàn Quốc và một số nghệ sĩ Trung Quốc lăng xê phong cách này. Từ đó, BM ngày trở nên phổ biến hơn ở châu Á. Ảnh minh họa: Internet.
Mời độc giả xem video: Show diễn thời trang của người ngoại cỡ. Nguồn: VTV24.