Với trẻ sơ sinh đến khoảng 6 tháng tuổi, nguyên nhân bé khóc đêm chủ yếu vì nhu cầu của cơ thể.Vì vậy, khi đang ngủ mà bé khóc, bạn hãy bế con lên và làm cho bé dễ chịu bằng cách ru, âu yếm, cho bé bú, hoặc thay tã cho bé là được.Với những trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi đây là thời điểm mà bé bắt đầu có thể ngủ xuyên đêm. Nguyên nhân bé khóc có thể do cơ thể khó chịu, do môi trường ngủ không đủ yên tĩnh thoải mái, điện quá sáng, hoặc quá nóng...Với trẻ ở độ tuổi này, khi bé thức giấc và khóc toáng vào nửa đêm, bạn hãy chăm sóc bé nhanh và đơn giản, không cần nhiều giao tiếp hay chơi với bé.Mẹ chỉ cần vỗ về nhẹ nhàng, hoặc bế bé lên một chút sau đó đặt bé trở lại vào trong giường hoặc cũi. Ngay sau đó, mẹ hãy rời khỏi phòng để bé tự đi vào giấc ngủ.Mẹ nên nhớ đừng để bé nghĩ rằng thức dậy là được thưởng bằng các trò chơi và sự quan tâm của mẹ sẽ khiến con hình thành thói quen và khó ngủ trở lại trong những lần sau.Với những em bé trên 1 tuổi, thỉnh thoảng có giai đoạn bé trở mình và tỉnh dậy khóc thút thít rất dai vào ban đêm. Cách xử lý dành cho bạn là không nên vỗ về hay bế bé ngay, mà để con khóc vài phút để xem đây có phải chỉ là một giai đoạn trong giấc ngủ của bé hay không.Bạn hãy quan tâm đến con, bế con dậy vỗ về làm con dịu lại nếu như tiếng khóc từ nhỏ trở nên to và không thể tự ngưng lại được.Ngoài ra bí quyết khác để con ngủ ngon hơn, không khóc đêm đó là tránh cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày. Thực tế, nếu con của bạn ngủ ngon vào ban đêm, bé có thể ngủ ngày bao lâu tùy thích. Nếu bé khó ngủ vào ban đêm, bạn nên giảm bớt thời gian ngủ ngày của bé.Trước khi cho bé vào giường chuẩn bị đi ngủ 15 phút, hãy cho bé uống một bình sữa để bé no nê và thoải mái nhất.Mẹ cũng lưu ý, đừng trì hoãn giờ đi ngủ của con với hy vọng rằng khi bé mệt sẽ dễ ngủ hơn. Khi một đứa trẻ quá mệt sẽ dễ mất tự chủ, bạn hầu như không thể đáp ứng được nhu cầu của bé và bé cũng không thể ngủ một cách thoải mái được.
Với trẻ sơ sinh đến khoảng 6 tháng tuổi, nguyên nhân bé khóc đêm chủ yếu vì nhu cầu của cơ thể.
Vì vậy, khi đang ngủ mà bé khóc, bạn hãy bế con lên và làm cho bé dễ chịu bằng cách ru, âu yếm, cho bé bú, hoặc thay tã cho bé là được.
Với những trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi đây là thời điểm mà bé bắt đầu có thể ngủ xuyên đêm. Nguyên nhân bé khóc có thể do cơ thể khó chịu, do môi trường ngủ không đủ yên tĩnh thoải mái, điện quá sáng, hoặc quá nóng...
Với trẻ ở độ tuổi này, khi bé thức giấc và khóc toáng vào nửa đêm, bạn hãy chăm sóc bé nhanh và đơn giản, không cần nhiều giao tiếp hay chơi với bé.
Mẹ chỉ cần vỗ về nhẹ nhàng, hoặc bế bé lên một chút sau đó đặt bé trở lại vào trong giường hoặc cũi. Ngay sau đó, mẹ hãy rời khỏi phòng để bé tự đi vào giấc ngủ.
Mẹ nên nhớ đừng để bé nghĩ rằng thức dậy là được thưởng bằng các trò chơi và sự quan tâm của mẹ sẽ khiến con hình thành thói quen và khó ngủ trở lại trong những lần sau.
Với những em bé trên 1 tuổi, thỉnh thoảng có giai đoạn bé trở mình và tỉnh dậy khóc thút thít rất dai vào ban đêm. Cách xử lý dành cho bạn là không nên vỗ về hay bế bé ngay, mà để con khóc vài phút để xem đây có phải chỉ là một giai đoạn trong giấc ngủ của bé hay không.
Bạn hãy quan tâm đến con, bế con dậy vỗ về làm con dịu lại nếu như tiếng khóc từ nhỏ trở nên to và không thể tự ngưng lại được.
Ngoài ra bí quyết khác để con ngủ ngon hơn, không khóc đêm đó là tránh cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày. Thực tế, nếu con của bạn ngủ ngon vào ban đêm, bé có thể ngủ ngày bao lâu tùy thích. Nếu bé khó ngủ vào ban đêm, bạn nên giảm bớt thời gian ngủ ngày của bé.
Trước khi cho bé vào giường chuẩn bị đi ngủ 15 phút, hãy cho bé uống một bình sữa để bé no nê và thoải mái nhất.
Mẹ cũng lưu ý, đừng trì hoãn giờ đi ngủ của con với hy vọng rằng khi bé mệt sẽ dễ ngủ hơn. Khi một đứa trẻ quá mệt sẽ dễ mất tự chủ, bạn hầu như không thể đáp ứng được nhu cầu của bé và bé cũng không thể ngủ một cách thoải mái được.