Thời tiết đầu xuân nắng ít mưa nhiều, độ ẩm cao khiến quần áo khó khô, ám mùi ẩm mốc, vi khuẩn dễ phát triển. Mặc dù máy sấy giúp rút ngắn thời gian hong khô song không phải gia đình nào cũng có điều kiện sắm. (Ảnh minh họa)Sử dụng máy sấy quần áo còn tốn nhiều điện năng, chiếm nhiều diện tích. Hơn nữa, không phải chất liệu nào cũng thích hợp dùng loại máy này bởi nhiệt độ cao có thể gây nhăn, co size trang phục. Để tránh rắc rối, chị em nên tham khảo mẹo phơi quần áo nhanh khô dưới đây. Áp dụng hàng ngày, trang phục sẽ không còn ẩm ướt, ám mùi.Trải quần áo diện tích càng rộng càng tốt. Quần áo mùa đông thường nặng và khó khô. Đặc biệt, loại còn có đai, mũ và túi đính kèm. Những chi tiết này giúp bạn giữ ấm, tiện dụng song lại là nguyên nhân khiến hơi ẩm trong quần áo khó thoát.Để phơi quần áo nhanh khô, bạn nên trải chúng diện tích càng rộng càng tốt. Chú ý giữ túi và mũ luôn thông thoáng, sao cho gió có thể lưu thông dễ dàng vào những chi tiết này, góp phần rút ngắn thời gian phơi.Đảm bảo lưu thông không khí. Nhiều người nghĩ treo quần áo bên cửa sổ sẽ giúp quần áo nhanh khô hơn. Thực tế, nó cản trở sự lưu thông không khí trong nhà và ngoài trời, khiến quần áo lâu khô.Ngoài ra, phơi ở cửa sổ dễ khiến quần áo bị ướt khi trời đổ mưa, sương phủ dày. Vị trí phơi quần áo tốt nhất là ngoài trời. Ngoài việc tận dụng ánh sáng giúp tiêu diệt vi khuẩn, gió còn có thể lấy đi hơi ẩm. Trường hợp phải phơi trong nhà, bạn nên treo chính giữa không gian, không nên treo quá nhiều để tránh tình trạng ngăn cản lưu thông không khí.Hút ẩm bằng khăn lớn. Sau khi để ráo nước, chị em có thể tận dụng một chiếc khăn lớn, ấn mạnh vào trang phục để hút ẩm. Cách này rất hữu ích với những trang phục chất liệu dày hay chăn gối.Tận dụng máy sấy tóc. Sử dụng máy sấy tóc là cách lợi dụng nhiệt để làm bay hơi nước trong quần áo, tương tự như cơ chế hoạt động của máy sấy. Khi thực hiện, bạn dùng một lớp mền hoặc ni lông bao quanh để cản nhiệt.Lưu ý, nhiệt độ cao có thể làm nhăn, co vải trang phục. Do vậy, bạn cần chắc chắn chất liệu của quần áo có thể chịu nhiệt. Đồng thời, mền hoặc ni lông cản nhiệt phải dày dặn, tránh tình trạng nóng chảy nguy hiểm, tạo nên các chất độc hại.Tận dụng thiết bị gia dụng để hút ẩm. Trong những ngày nồm ẩm, bạn nên dùng máy hút ẩm để cân bằng độ ẩm trong nhà, đồng thời giúp quần áo nhanh khô hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng quạt điện, mở cửa sổ để hơi ẩm trong quần áo thoát ra ngoài nhanh chóng, tăng hiệu quả làm khô.
Mời độc giả xem thêm video: Vệ sinh bàn ủi thế nào đúng cách? (Nguồn video: THĐT)
Thời tiết đầu xuân nắng ít mưa nhiều, độ ẩm cao khiến quần áo khó khô, ám mùi ẩm mốc, vi khuẩn dễ phát triển. Mặc dù máy sấy giúp rút ngắn thời gian hong khô song không phải gia đình nào cũng có điều kiện sắm. (Ảnh minh họa)
Sử dụng máy sấy quần áo còn tốn nhiều điện năng, chiếm nhiều diện tích. Hơn nữa, không phải chất liệu nào cũng thích hợp dùng loại máy này bởi nhiệt độ cao có thể gây nhăn, co size trang phục. Để tránh rắc rối, chị em nên tham khảo mẹo phơi quần áo nhanh khô dưới đây. Áp dụng hàng ngày, trang phục sẽ không còn ẩm ướt, ám mùi.
Trải quần áo diện tích càng rộng càng tốt. Quần áo mùa đông thường nặng và khó khô. Đặc biệt, loại còn có đai, mũ và túi đính kèm. Những chi tiết này giúp bạn giữ ấm, tiện dụng song lại là nguyên nhân khiến hơi ẩm trong quần áo khó thoát.
Để phơi quần áo nhanh khô, bạn nên trải chúng diện tích càng rộng càng tốt. Chú ý giữ túi và mũ luôn thông thoáng, sao cho gió có thể lưu thông dễ dàng vào những chi tiết này, góp phần rút ngắn thời gian phơi.
Đảm bảo lưu thông không khí. Nhiều người nghĩ treo quần áo bên cửa sổ sẽ giúp quần áo nhanh khô hơn. Thực tế, nó cản trở sự lưu thông không khí trong nhà và ngoài trời, khiến quần áo lâu khô.
Ngoài ra, phơi ở cửa sổ dễ khiến quần áo bị ướt khi trời đổ mưa, sương phủ dày. Vị trí phơi quần áo tốt nhất là ngoài trời. Ngoài việc tận dụng ánh sáng giúp tiêu diệt vi khuẩn, gió còn có thể lấy đi hơi ẩm. Trường hợp phải phơi trong nhà, bạn nên treo chính giữa không gian, không nên treo quá nhiều để tránh tình trạng ngăn cản lưu thông không khí.
Hút ẩm bằng khăn lớn. Sau khi để ráo nước, chị em có thể tận dụng một chiếc khăn lớn, ấn mạnh vào trang phục để hút ẩm. Cách này rất hữu ích với những trang phục chất liệu dày hay chăn gối.
Tận dụng máy sấy tóc. Sử dụng máy sấy tóc là cách lợi dụng nhiệt để làm bay hơi nước trong quần áo, tương tự như cơ chế hoạt động của máy sấy. Khi thực hiện, bạn dùng một lớp mền hoặc ni lông bao quanh để cản nhiệt.
Lưu ý, nhiệt độ cao có thể làm nhăn, co vải trang phục. Do vậy, bạn cần chắc chắn chất liệu của quần áo có thể chịu nhiệt. Đồng thời, mền hoặc ni lông cản nhiệt phải dày dặn, tránh tình trạng nóng chảy nguy hiểm, tạo nên các chất độc hại.
Tận dụng thiết bị gia dụng để hút ẩm. Trong những ngày nồm ẩm, bạn nên dùng máy hút ẩm để cân bằng độ ẩm trong nhà, đồng thời giúp quần áo nhanh khô hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng quạt điện, mở cửa sổ để hơi ẩm trong quần áo thoát ra ngoài nhanh chóng, tăng hiệu quả làm khô.