Nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, kiêng phơi quần áo ban đêm. Theo quan niệm duy tâm, phơi quần áo ban đêm dễ khiến âm hồn đến mượn đồ, để lại nhiều âm khí, mang đến vận rủi. Vậy nhưng, quan niệm trên chỉ có tính truyền miệng, chưa được xác nhận bằng kết quả nghiên cứu khoa học. (Ảnh minh họa)Trang tin 163.com của Trung Quốc đưa tin, thói quen không phơi quần áo ban đêm không hẳn vì mê tín. Hành động phơi quần áo ban đêm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trang phục và sức khỏe người dùng.Dễ thu hút côn trùng: Nhiều loại côn trùng hoạt động mạnh vào ban đêm. Nếu phơi qua đêm, quần áo sau khi phơi khô trong ngày sẽ trở nên ấm áp, trở thành chỗ ở lý tưởng thu hút côn trùng tìm tới nghỉ ngơi, đẻ trứng.Đặc biệt, bọ xít khi đẻ trứng trên quần áo sẽ để lại chất dính khó phát hiện, khó giặt sạch. Nếu không may tiếp xúc trực tiếp với dịch chứa axit này rất dễ gây bỏng da.Về vấn đề này, Steve Jacobs – người chuyên nghiên cứu về côn trùng, làm việc tại Đại học Penn State (Mỹ) khẳng định, chất dịch bọ xít để lại không chỉ gây mùi khó chịu mà còn có thể khiến người mặc dị ứng. Trường hợp nhẹ, bạn sẽ bị chảy nước mắt, mũi. Trường hợp nặng, bạn có thể đối diện với tình trạng bỏng, tổn thương da và điều này đặc biệt nguy hại với trẻ em.Vi khuẩn dễ sinh sôi: Phơi quần áo dưới ánh nắng, tia cực tím có tính khử trùng mạnh góp phần tiêu diệt vi khuẩn có hại. Ngược lại, phơi quần áo ban đêm sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển. Trẻ con sức đề kháng còn yếu, tiếp xúc nhiều với vi khuẩn rất dễ sinh bệnh.Nấm mốc phát triển: Ban đêm, nhiệt độ không khí giảm, độ ẩm tăng tạo điều kiện cho các loại nấm mốc sinh sôi. Mặc đồ chứa nấm mốc, da dễ bị mẩn ngứa. Với người có vết thương hở, nhạy cảm, mặc quần áo nhiễm nấm dễ bị nổi mề đay, chàm, tổn thương da.Không khí độ ẩm cao còn khiến sợi vải nhanh mục, hỏng và bạc màu. Điều này đồng nghĩa với việc tuổi thọ trang phục sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn không sớm khắc phục.Độ ẩm cao còn khiến quần áo dễ có mùi hôi, ẩm ướt rất bất tiện. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên phơi quần áo – đặc biệt là quần áo trẻ nhỏ, đồ lót dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn, giúp quần áo thơm tho, sạch sẽ hơn.Phơi quần áo ngoài nắng không chỉ nhận được tác dụng diệt khuẩn của tia cực tím mà còn tận dụng sức mạnh của luồng gió. Trong môi trường thông thoáng, luồng gió thổi sẽ làm bay hơi bột giặt còn sót lại trong trang phục, giảm tình trạng kích ứng da.Chú ý phơi quần áo sáng, tối màu cách xa nhằm tránh bị nhiễm màu sang nhau.Với quần áo trẻ con, người lớn không nên lạm dụng các loại thuốc khử trùng. Những sản phẩm này có thể chứa thành phần gây kích ứng, mẩn đỏ, ngứa da.Đặc biệt, quần áo mới mua cần giặt sạch trước khi mặc. Vi khuẩn và chất tạo màu có thể không gây ảnh hưởng rõ rệt đến người khỏe mạnh. Vậy nhưng, nó có thể uy hiếp sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mời độc giả xem thêm video: Triệt phá kho hàng gần 30 tấn quần áo đã qua sử dụng. Nguồn video: VTV1
Nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, kiêng phơi quần áo ban đêm. Theo quan niệm duy tâm, phơi quần áo ban đêm dễ khiến âm hồn đến mượn đồ, để lại nhiều âm khí, mang đến vận rủi. Vậy nhưng, quan niệm trên chỉ có tính truyền miệng, chưa được xác nhận bằng kết quả nghiên cứu khoa học. (Ảnh minh họa)
Trang tin 163.com của Trung Quốc đưa tin, thói quen không phơi quần áo ban đêm không hẳn vì mê tín. Hành động phơi quần áo ban đêm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trang phục và sức khỏe người dùng.
Dễ thu hút côn trùng: Nhiều loại côn trùng hoạt động mạnh vào ban đêm. Nếu phơi qua đêm, quần áo sau khi phơi khô trong ngày sẽ trở nên ấm áp, trở thành chỗ ở lý tưởng thu hút côn trùng tìm tới nghỉ ngơi, đẻ trứng.
Đặc biệt, bọ xít khi đẻ trứng trên quần áo sẽ để lại chất dính khó phát hiện, khó giặt sạch. Nếu không may tiếp xúc trực tiếp với dịch chứa axit này rất dễ gây bỏng da.
Về vấn đề này, Steve Jacobs – người chuyên nghiên cứu về côn trùng, làm việc tại Đại học Penn State (Mỹ) khẳng định, chất dịch bọ xít để lại không chỉ gây mùi khó chịu mà còn có thể khiến người mặc dị ứng. Trường hợp nhẹ, bạn sẽ bị chảy nước mắt, mũi. Trường hợp nặng, bạn có thể đối diện với tình trạng bỏng, tổn thương da và điều này đặc biệt nguy hại với trẻ em.
Vi khuẩn dễ sinh sôi: Phơi quần áo dưới ánh nắng, tia cực tím có tính khử trùng mạnh góp phần tiêu diệt vi khuẩn có hại. Ngược lại, phơi quần áo ban đêm sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển. Trẻ con sức đề kháng còn yếu, tiếp xúc nhiều với vi khuẩn rất dễ sinh bệnh.
Nấm mốc phát triển: Ban đêm, nhiệt độ không khí giảm, độ ẩm tăng tạo điều kiện cho các loại nấm mốc sinh sôi. Mặc đồ chứa nấm mốc, da dễ bị mẩn ngứa. Với người có vết thương hở, nhạy cảm, mặc quần áo nhiễm nấm dễ bị nổi mề đay, chàm, tổn thương da.
Không khí độ ẩm cao còn khiến sợi vải nhanh mục, hỏng và bạc màu. Điều này đồng nghĩa với việc tuổi thọ trang phục sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn không sớm khắc phục.
Độ ẩm cao còn khiến quần áo dễ có mùi hôi, ẩm ướt rất bất tiện. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên phơi quần áo – đặc biệt là quần áo trẻ nhỏ, đồ lót dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn, giúp quần áo thơm tho, sạch sẽ hơn.
Phơi quần áo ngoài nắng không chỉ nhận được tác dụng diệt khuẩn của tia cực tím mà còn tận dụng sức mạnh của luồng gió. Trong môi trường thông thoáng, luồng gió thổi sẽ làm bay hơi bột giặt còn sót lại trong trang phục, giảm tình trạng kích ứng da.
Chú ý phơi quần áo sáng, tối màu cách xa nhằm tránh bị nhiễm màu sang nhau.
Với quần áo trẻ con, người lớn không nên lạm dụng các loại thuốc khử trùng. Những sản phẩm này có thể chứa thành phần gây kích ứng, mẩn đỏ, ngứa da.
Đặc biệt, quần áo mới mua cần giặt sạch trước khi mặc. Vi khuẩn và chất tạo màu có thể không gây ảnh hưởng rõ rệt đến người khỏe mạnh. Vậy nhưng, nó có thể uy hiếp sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mời độc giả xem thêm video: Triệt phá kho hàng gần 30 tấn quần áo đã qua sử dụng. Nguồn video: VTV1