Ủ ấm quá mức. Nhiều mẹ nghĩ rằng vào mùa đông cần phải ủ ấm cho trẻ một cách cẩn thận bằng nhiều lớp áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên cách chăm sóc trẻ này là điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ.Các mẹ nên biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trẻ thường hay chạy nhảy, chơi đùa nên dễ nóng người, toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.Cho con mặc bỉm 24/24. Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé.Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe. Do đó, trẻ bị hăm là một điều khó tránh khỏi khi phải đóng bỉm thường xuyên Cách chăm trẻ sơ sinh không bị hăm tã mùa lạnh.Sử dụng điều hòa, máy sưởi với tần suất cao. Nhiều mẹ có thói quen thấy trời trở lạnh là đóng kín cửa phòng hoặc cửa nhà và nghĩ rằng càng kín càng tốt để giữ ấm. Tuy nhiên, nếu mẹ đóng kín sẽ khiến trong phòng không có sự thông thoáng ngột ngạt, thiếu oxy, sẽ khiến cơ thể cả gia đình mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi.Nhiều gia đình có điều kiện sử dụng các loại thiết bị sưởi ấm vào mùa đông như điều hòa, máy sưởi. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, nhất là máy sưởi sẽ khiến khô mũi dẫn đến ảnh hưởng hệ hô hấp gây ra khó thở ở trẻ em.Tắm cho trẻ nước quá nóng. Thường thì khi trời lạnh bố mẹ rất ngại tắm cho con và khi tắm thì sẽ tắm bằng nước rất nóng. Khi pha nước tắm cho trẻ nếu các mẹ thấy nước vừa thì khi đó sẽ rất nóng cho trẻ vì da trẻ nhạy cảm hơn rất nhiều. Nên tắm cho trẻ ở nhiệt độ thích hợp từ 32 độ C đến 35 độ C là cách chăm sóc trẻ vào mùa đông hiệu quả.Dùng kháng sinh ngay khi thấy con ốm. Khi thấy trẻ có dấu hiệu ho, cảm cúm,.., nhiều cha mẹ có thói quen lập tức tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống. Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng mạnh, giúp trẻ khỏi ốm nhanh nhưng đây cũng là “con dao hai lưỡi”. Lạm dụng kháng sinh khiến cho hệ miễn dịch của trẻ trở nên ốm yếu, “quên” mất khả năng bảo vệ cơ thể khi có vi khuẩn, vi rút xâm nhập và trẻ có thể mắc chứng “nhờn thuốc”.Không khuyến khích con uống nhiều nước. Mùa đông, cơ thể không ra nhiều mồ hôi như mùa hè nên trẻ ít khi có cảm giác khát và lười uống nước. Tuy nhiên, bố mẹ càng phải khuyến khích con uống nước nhiều hơn bởi đây là một trong những cách tốt nhất giúp cơ thể thanh lọc, loại bỏ độc tố ra ngoài, tăng cường chức năng hệ miễn dịch vốn dễ bị tổn thương khi thời tiết hanh khô, lạnh giá.
Ủ ấm quá mức. Nhiều mẹ nghĩ rằng vào mùa đông cần phải ủ ấm cho trẻ một cách cẩn thận bằng nhiều lớp áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên cách chăm sóc trẻ này là điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ.
Các mẹ nên biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trẻ thường hay chạy nhảy, chơi đùa nên dễ nóng người, toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.
Cho con mặc bỉm 24/24. Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé.
Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe. Do đó, trẻ bị hăm là một điều khó tránh khỏi khi phải đóng bỉm thường xuyên Cách chăm trẻ sơ sinh không bị hăm tã mùa lạnh.
Sử dụng điều hòa, máy sưởi với tần suất cao. Nhiều mẹ có thói quen thấy trời trở lạnh là đóng kín cửa phòng hoặc cửa nhà và nghĩ rằng càng kín càng tốt để giữ ấm. Tuy nhiên, nếu mẹ đóng kín sẽ khiến trong phòng không có sự thông thoáng ngột ngạt, thiếu oxy, sẽ khiến cơ thể cả gia đình mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi.
Nhiều gia đình có điều kiện sử dụng các loại thiết bị sưởi ấm vào mùa đông như điều hòa, máy sưởi. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, nhất là máy sưởi sẽ khiến khô mũi dẫn đến ảnh hưởng hệ hô hấp gây ra khó thở ở trẻ em.
Tắm cho trẻ nước quá nóng. Thường thì khi trời lạnh bố mẹ rất ngại tắm cho con và khi tắm thì sẽ tắm bằng nước rất nóng. Khi pha nước tắm cho trẻ nếu các mẹ thấy nước vừa thì khi đó sẽ rất nóng cho trẻ vì da trẻ nhạy cảm hơn rất nhiều. Nên tắm cho trẻ ở nhiệt độ thích hợp từ 32 độ C đến 35 độ C là cách chăm sóc trẻ vào mùa đông hiệu quả.
Dùng kháng sinh ngay khi thấy con ốm. Khi thấy trẻ có dấu hiệu ho, cảm cúm,.., nhiều cha mẹ có thói quen lập tức tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống. Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng mạnh, giúp trẻ khỏi ốm nhanh nhưng đây cũng là “con dao hai lưỡi”. Lạm dụng kháng sinh khiến cho hệ miễn dịch của trẻ trở nên ốm yếu, “quên” mất khả năng bảo vệ cơ thể khi có vi khuẩn, vi rút xâm nhập và trẻ có thể mắc chứng “nhờn thuốc”.
Không khuyến khích con uống nhiều nước. Mùa đông, cơ thể không ra nhiều mồ hôi như mùa hè nên trẻ ít khi có cảm giác khát và lười uống nước. Tuy nhiên, bố mẹ càng phải khuyến khích con uống nước nhiều hơn bởi đây là một trong những cách tốt nhất giúp cơ thể thanh lọc, loại bỏ độc tố ra ngoài, tăng cường chức năng hệ miễn dịch vốn dễ bị tổn thương khi thời tiết hanh khô, lạnh giá.