Chất chống oxy hóa là tập hợp những phân tử tự nhiên được tìm thấy trong một số thực phẩm có khả năng trung hòa các gốc tự do.Các gốc tự do có thể gây tổn hại các tế bào khắp cơ thể, làm tăng nguy cơ ung thư, viêm khớp, đột quỵ, bệnh tim, bệnh hô hấp, Parkinson, thiếu máu cục bộ và suy giảm miễn dịch.Những vi chất như vitamin C, E, beta – carotene, flavonoid, polyphenol và phytoestrogens trong thức ăn là những chất chống oxy hóa. Mỗi chất chống oxy hóa phát huy chức năng bảo vệ cơ thể khác nhau. Chính vì vậy duy trì chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm rất quan trọng.Một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào nhất là rau như rau lá xanh, súp lơ xanh, rau bina, cà tím, đậu đen, đậu và các loại trà. Các loại hoa quả như việt quất, táo, cà chua, quả óc chó… cũng khá giàu chất này.Quá trình chế biến ảnh hưởng không nhỏ đến lượng chất chống oxy hóa trong đồ ăn. Chẳng hạn, chất chống oxy hóa lycopene trong cà chua dễ hấp thụ hơn khi được nấu kỹ.Trong khi đó, súp lơ xanh, đậu Hà Lan chế biến ở nhiệt độ cao khiến chất chống oxy hóa dễ bị hao tổn. Để tận dụng tối đa chất có lợi này, bạn nên ăn sống hoặc hấp chúng.Ngoài ra, chuyên gia sức khỏe khuyên nên đảm bảo ít nhất một bữa ăn trong ngày với rau xanh và trái cây; sử dụng trà làm đồ uống mỗi ngày.Bạn có thể đánh giá chất oxy hóa trong thực phẩm thông qua màu sách của chúng. Chẳng hạn, rau lá xanh đậm, quả mọng với màu sắc sặc sỡ như cà chua, dâu tây thường giàu chất chống oxy hóa hơn so với thực phẩm màu nâu vàng hoặc màu be.Việc nêm gia vị như thì là, nghệ, gừng, đinh hương, quế… cho các món ăn cũng góp phần bổ sung chất chống oxy hóa rất tốt.
Chất chống oxy hóa là tập hợp những phân tử tự nhiên được tìm thấy trong một số thực phẩm có khả năng trung hòa các gốc tự do.
Các gốc tự do có thể gây tổn hại các tế bào khắp cơ thể, làm tăng nguy cơ ung thư, viêm khớp, đột quỵ, bệnh tim, bệnh hô hấp, Parkinson, thiếu máu cục bộ và suy giảm miễn dịch.
Những vi chất như vitamin C, E, beta – carotene, flavonoid, polyphenol và phytoestrogens trong thức ăn là những chất chống oxy hóa. Mỗi chất chống oxy hóa phát huy chức năng bảo vệ cơ thể khác nhau. Chính vì vậy duy trì chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm rất quan trọng.
Một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào nhất là rau như rau lá xanh, súp lơ xanh, rau bina, cà tím, đậu đen, đậu và các loại trà. Các loại hoa quả như việt quất, táo, cà chua, quả óc chó… cũng khá giàu chất này.
Quá trình chế biến ảnh hưởng không nhỏ đến lượng chất chống oxy hóa trong đồ ăn. Chẳng hạn, chất chống oxy hóa lycopene trong cà chua dễ hấp thụ hơn khi được nấu kỹ.
Trong khi đó, súp lơ xanh, đậu Hà Lan chế biến ở nhiệt độ cao khiến chất chống oxy hóa dễ bị hao tổn. Để tận dụng tối đa chất có lợi này, bạn nên ăn sống hoặc hấp chúng.
Ngoài ra, chuyên gia sức khỏe khuyên nên đảm bảo ít nhất một bữa ăn trong ngày với rau xanh và trái cây; sử dụng trà làm đồ uống mỗi ngày.
Bạn có thể đánh giá chất oxy hóa trong thực phẩm thông qua màu sách của chúng. Chẳng hạn, rau lá xanh đậm, quả mọng với màu sắc sặc sỡ như cà chua, dâu tây thường giàu chất chống oxy hóa hơn so với thực phẩm màu nâu vàng hoặc màu be.
Việc nêm gia vị như thì là, nghệ, gừng, đinh hương, quế… cho các món ăn cũng góp phần bổ sung chất chống oxy hóa rất tốt.