Cách bảo quản bánh chưng ngon và giữ được lâu phụ thuộc từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến. Với lá dong, phải chọn lá không quá non cũng không quá già. Nên rửa lá thật kỹ, để ráo nước rồi lau khô. Có thể chần hoặc luộc lá qua với nước nóng nhằm loại bỏ vi khuẩn. Ảnh: Báo điện tử ĐCSVN.Gạo phải chọn loại gạo nếp dẻo, thơm và đều hạt. Ngâm gạo đủ nước và hạn chế ngâm lâu quá sẽ khiến gạo bị chua và bánh chưng nhanh bị hỏng. Nhân bánh như thịt, đậu xanh, hành… cũng phải chọn loại tươi ngon. Ảnh: Thatlangon.comKhi gói bánh chú ý gói chặt tay. Luộc bánh phải chín kỹ để gạo nếp nở đều, bánh dẻo rền và giữ được lâu, tránh tình trạng ẩm mốc ngược từ phần nhân ra phần vỏ hay phần gạo nếp bên trong bánh thường sống lại khi để lâu. Ảnh: Thatlangon.Sau khi luộc chín bánh, vớt ra và rửa lại bằng nước sạch (đun sôi để nguội). Cách này sẽ loại bỏ chất nhớt bám trên bánh khi luộc, tránh bánh dễ bị ôi thiu, nhất là khi thời tiết nắng nóng hay nồm ẩm. Ảnh: Yummyday.Bánh gói bằng tay, tay gói chuẩn thì đã đủ chắc, không cần ép bánh. Nhưng bánh gói bằng khuôn hoặc người mới tập làm, chưa quen tay thì khâu ép bánh cũng vô cùng quan trọng. Nó không chỉ có tác dụng định hình bánh sau khi chín mà còn giúp ép nước dư ra ngoài, tăng thời gian sử dụng. Ảnh: Digifood.Bánh nên để chỗ thoáng mát, tránh chỗ nóng hay ẩm ướt. Nếu thời tiết dưới 20 độ C thì bánh có thể để từ 7-10 ngày. Song, với thời tiết nóng thì nên để vào ngăn mát tủ lạnh hay muốn lâu hơn có thể cho vào ngăn đá. Khi mang ra sử dụng, bánh có thể bị cứng, sượng, cần rán, hấp hoặc luộc lại. Ảnh: Food.Ngày nay, không ít gia đình Việt chuộng sử dụng bánh chưng hút chân không để kéo dài thời gian bảo quản bánh. Ảnh: Minh Minh.Dù bảo quản theo cách nào thì bánh chưng cũng có thời hạn sử dụng nhất định. Nếu thấy có hiện tượng bánh chưng bị mốc, có mùi chua... thì tuyệt đối không ăn.Bởi, theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) trên Nhịp sống Việt, khi bánh chưng đã bị mốc thì dù cắt bỏ phần hỏng thì nấm mốc vẫn có khả năng xâm nhập sâu vào bên trong bánh, khi ăn người dùng có thể đối mặt với nguy cơ ngộ độc. Ảnh: Nhịp sống Việt.Xem video: Độc đáo gói bánh chưng bằng máy. Nguồn VTV24
Cách bảo quản bánh chưng ngon và giữ được lâu phụ thuộc từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến. Với lá dong, phải chọn lá không quá non cũng không quá già. Nên rửa lá thật kỹ, để ráo nước rồi lau khô. Có thể chần hoặc luộc lá qua với nước nóng nhằm loại bỏ vi khuẩn. Ảnh: Báo điện tử ĐCSVN.
Gạo phải chọn loại gạo nếp dẻo, thơm và đều hạt. Ngâm gạo đủ nước và hạn chế ngâm lâu quá sẽ khiến gạo bị chua và bánh chưng nhanh bị hỏng. Nhân bánh như thịt, đậu xanh, hành… cũng phải chọn loại tươi ngon. Ảnh: Thatlangon.com
Khi gói bánh chú ý gói chặt tay. Luộc bánh phải chín kỹ để gạo nếp nở đều, bánh dẻo rền và giữ được lâu, tránh tình trạng ẩm mốc ngược từ phần nhân ra phần vỏ hay phần gạo nếp bên trong bánh thường sống lại khi để lâu. Ảnh: Thatlangon.
Sau khi luộc chín bánh, vớt ra và rửa lại bằng nước sạch (đun sôi để nguội). Cách này sẽ loại bỏ chất nhớt bám trên bánh khi luộc, tránh bánh dễ bị ôi thiu, nhất là khi thời tiết nắng nóng hay nồm ẩm. Ảnh: Yummyday.
Bánh gói bằng tay, tay gói chuẩn thì đã đủ chắc, không cần ép bánh. Nhưng bánh gói bằng khuôn hoặc người mới tập làm, chưa quen tay thì khâu ép bánh cũng vô cùng quan trọng. Nó không chỉ có tác dụng định hình bánh sau khi chín mà còn giúp ép nước dư ra ngoài, tăng thời gian sử dụng. Ảnh: Digifood.
Bánh nên để chỗ thoáng mát, tránh chỗ nóng hay ẩm ướt. Nếu thời tiết dưới 20 độ C thì bánh có thể để từ 7-10 ngày. Song, với thời tiết nóng thì nên để vào ngăn mát tủ lạnh hay muốn lâu hơn có thể cho vào ngăn đá. Khi mang ra sử dụng, bánh có thể bị cứng, sượng, cần rán, hấp hoặc luộc lại. Ảnh: Food.
Ngày nay, không ít gia đình Việt chuộng sử dụng bánh chưng hút chân không để kéo dài thời gian bảo quản bánh. Ảnh: Minh Minh.
Dù bảo quản theo cách nào thì bánh chưng cũng có thời hạn sử dụng nhất định. Nếu thấy có hiện tượng bánh chưng bị mốc, có mùi chua... thì tuyệt đối không ăn.
Bởi, theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) trên Nhịp sống Việt, khi bánh chưng đã bị mốc thì dù cắt bỏ phần hỏng thì nấm mốc vẫn có khả năng xâm nhập sâu vào bên trong bánh, khi ăn người dùng có thể đối mặt với nguy cơ ngộ độc. Ảnh: Nhịp sống Việt.