Táo đỏ. Loại trái cây TQ với màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn nên táo Fuji được nhiều người lựa chọn. Nhìn chung, người tiêu dùng thường có tâm lý e dè với loại quả xuất xứ từ Trung Quốc. Họ đặt niềm tin vào các loại nhãn mác nhập khẩu vì nghĩ rằng chúng sẽ an toàn hơn.Nắm bắt tâm lý này, không ít người tìm cách trà trộn táo không rõ nguồn gốc, dán nhãn táo Australia, New Zealand bày bán công khai trên các kệ hàng với mức giá cao nhằm chuộc lợi. Cũng không loại trừ trường hợp để quả có mẫu mã đẹp, để được lâu, người ta sẵn sàng cho táo “ngậm” hóa chất.Năm 2012, người tiêu dùng Việt Nam từng chấn động với thông tin táo Trung Quốc xuất sang nước ta được bọc từ lúc đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu độc hại. Để giữ an toàn cho mình, người dân trồng táo khi buộc túi đều phải dùng găng tay và khẩu trang để tránh bị ngộ độc.Nho. Ngoài việc nhập nhèm với nho trong nước, nho Trung Quốc còn đội lốt có xuất xứ từ Anh, Mỹ, New Zealand. Giống như táo, nho Trung Quốc cũng nhờ đến sự trợ giúp của các chất bảo quản.
Kiểm nghiệm mẫu nho nhập khẩu từ Trung Quốc, Cục Bảo Vệ Thực Vật (Bộ NN&PTNT) từng phát hiện nho chứa chất carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5-5 lần. Cả hai chất này đều được xác định có thể gây ra rủi ro với liều dùng cao, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, khá độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt.Cam. Cam cũng là mặt hàng thường được dán nhãn “tây”. Nhiều người từng mua phải cam “đểu” cho biết, loại cam này có thể để hai tháng nhưng bên ngoài vẫn tươi nguyên. Khi bóc vỏ ra, hạt đã nảy mầm, rễ mọc dài gần 3cm.Quýt. Để giữ được lâu hơn, bảo đảm được chất lượng, giảm tỷ lệ hao hụt, đặc biệt là có thể điều tiết sản phẩm trên thị trường để có được giá bán tốt hơn, quýt Trung Quốc cũng được “độn” hàng tá hóa chất. Trong số đó có propargite dùng để tiêu diệt nhện, nấm. Nhiều trường hợp phát hiện quýt vỏ ngoài bóng bẩy nhưng bên trong lại mốc xanh, có mùi khó chịu.Lê. Lê cũng là loại trái cây dễ có nhập nhèm về xuất xứ. Để có thể đánh lừa người dân, không ít mẫu lê nhập từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao, có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Táo đỏ. Loại trái cây TQ với màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn nên táo Fuji được nhiều người lựa chọn. Nhìn chung, người tiêu dùng thường có tâm lý e dè với loại quả xuất xứ từ Trung Quốc. Họ đặt niềm tin vào các loại nhãn mác nhập khẩu vì nghĩ rằng chúng sẽ an toàn hơn.
Nắm bắt tâm lý này, không ít người tìm cách trà trộn táo không rõ nguồn gốc, dán nhãn táo Australia, New Zealand bày bán công khai trên các kệ hàng với mức giá cao nhằm chuộc lợi. Cũng không loại trừ trường hợp để quả có mẫu mã đẹp, để được lâu, người ta sẵn sàng cho táo “ngậm” hóa chất.
Năm 2012, người tiêu dùng Việt Nam từng chấn động với thông tin táo Trung Quốc xuất sang nước ta được bọc từ lúc đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu độc hại. Để giữ an toàn cho mình, người dân trồng táo khi buộc túi đều phải dùng găng tay và khẩu trang để tránh bị ngộ độc.
Nho. Ngoài việc nhập nhèm với nho trong nước, nho Trung Quốc còn đội lốt có xuất xứ từ Anh, Mỹ, New Zealand. Giống như táo, nho Trung Quốc cũng nhờ đến sự trợ giúp của các chất bảo quản.
Kiểm nghiệm mẫu nho nhập khẩu từ Trung Quốc, Cục Bảo Vệ Thực Vật (Bộ NN&PTNT) từng phát hiện nho chứa chất carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5-5 lần. Cả hai chất này đều được xác định có thể gây ra rủi ro với liều dùng cao, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, khá độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt.
Cam. Cam cũng là mặt hàng thường được dán nhãn “tây”. Nhiều người từng mua phải cam “đểu” cho biết, loại cam này có thể để hai tháng nhưng bên ngoài vẫn tươi nguyên. Khi bóc vỏ ra, hạt đã nảy mầm, rễ mọc dài gần 3cm.
Quýt. Để giữ được lâu hơn, bảo đảm được chất lượng, giảm tỷ lệ hao hụt, đặc biệt là có thể điều tiết sản phẩm trên thị trường để có được giá bán tốt hơn, quýt Trung Quốc cũng được “độn” hàng tá hóa chất. Trong số đó có propargite dùng để tiêu diệt nhện, nấm. Nhiều trường hợp phát hiện quýt vỏ ngoài bóng bẩy nhưng bên trong lại mốc xanh, có mùi khó chịu.
Lê. Lê cũng là loại trái cây dễ có nhập nhèm về xuất xứ. Để có thể đánh lừa người dân, không ít mẫu lê nhập từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao, có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.