Mùa đánh bắt cá cơm ở Quảng Ngãi bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Cá cơm được đánh bắt gần bờ. Ngư dân xuất bến từ chiều hôm trước, đến sáng hôm sau cho tàu về bến bán cá. Chỉ một phần nhỏ cá cơm được tiểu thương bán ở chợ, phần lớn làm mắm hoặc phơi khô.Các cơ sở làm cá cơm khô phần lớn tập trung tại xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi). Nghề làm cá khô chỉ bắt đầu từ tháng 3, khi trời bắt đầu nắng gắt. Lúc này cá cơm mới khô đều, thơm ngon.Cá về bến, chủ cơ sở sẽ thu mua, thuê người vận chuyển đến nơi sản xuất. Mỗi ngày, một cơ sở có thể thu mua 8-10 tấn cá cơm để phơi khô.Cá cơm sau khi mua về được rửa qua nước, trải đều lên vỉ. Mỗi vỉ có khoảng 4-5kg cá tươi. Khoảng 20 vỉ cá được xếp chồng lên nhau rồi đưa vào hấp.Cá đưa vào hấp được cho thêm khoảng 1kg muối. Việc này giúp cá thơm ngon, bảo quản tốt hơn. Hấp khoảng 4-5 phút là cá vừa chín tới.Những khay cá hấp còn nóng hổi được đưa được lên xe đẩy đi phơi. Công việc này hầu hết do phụ nữ đảm nhiệm. Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi) cho biết, công việc bắt đầu từ khoảng 8h đến 16h mỗi ngày. Buổi sáng, chị Tuyết cùng hàng chục phụ nữ khác vận chuyển cá vào lò hấp rồi mang cá đi phơi. Đến cuối ngày, công việc là thu cá đã khô rồi đóng gói."Công việc không quá nặng nhọc nhưng phải làm ngoài nắng cả ngày rất mệt. Phơi cá xong còn phải đi kiểm tra, loại bỏ cá hư. Mỗi ngày như thế chúng tôi kiếm được 300-350 nghìn đồng", chị Tuyết chia sẻ. Cá phơi nắng liên tục 6-8 giờ sẽ khô giòn. Các cơ sở sản xuất thường chọn những địa điểm ven bờ biển làm nơi sản xuất. Bởi những nơi này có thể đón nắng sớm, gió lộng, đảm bảo cho cá kịp khô trong ngày.Ông Phạm Văn Nở - chủ một cơ sở sản xuất cá cơm khô cho biết đã gắn bó với nghề gần 10 năm. Mỗi ngày xưởng nhà ông thu mua 10 tấn cá cơm tươi để làm khô. Bắt đầu từ tháng 3, cơ sở của ông Nở hoạt động liên tục. Mỗi ngày ông phải thuê 20 người làm. "Bám nghề này cũng sống ổn, còn tạo được công ăn việc làm cho chị em phụ nữ", ông Nở nói.Khoảng 3kg cá tươi sẽ làm được 1kg khô. Cá cơm khô được chế biến thành nhiều món ngon nên nhu cầu của thị trường rất lớn. Cá khô được xuất bán khắp nơi trong cả nước, một phần xuất sang Trung Quốc. Hiện giá cá khô dao động 70-80 nghìn đồng/kg.Theo ông Nguyễn Hoài Thanh - Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ, nghề làm cá cơm khô ở địa phương đã có từ rất lâu. Hiện trên địa bàn xã có 10 cơ sở chế biến cá cơm khô, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. "Cá cơm được phơi khô, bán cho các thương lái với giá thành cao hơn so với bán tươi và làm mắm. Nghề này đã góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương", ông Thanh nói. Nghề làm cá cơm khô phát triển mạnh, ổn định, tạo thu nhập khá cho chủ cơ sở cũng như hàng trăm lao động. Tuy nhiên, các cơ sở làm cá cơm khô hiện gặp khó về mặt bằng. Các xã ven biển diện tích nhỏ nên hầu hết cơ sở sản xuất cá nằm xen kẽ trong khu dân cư. Điều này gây khó khăn cho việc phơi cá. Hoạt động sản xuất cũng ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường. "Quỹ đất của địa phương hạn chế nên các cơ sở sản xuất thiếu sân phơi tập trung. Chính quyền địa phương đã kêu gọi đầu tư phát triển ngành nghề này nhưng các nhà đầu tư chưa mặn mà", Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ Nguyễn Hoài Thanh nói thêm.
Mùa đánh bắt cá cơm ở Quảng Ngãi bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Cá cơm được đánh bắt gần bờ. Ngư dân xuất bến từ chiều hôm trước, đến sáng hôm sau cho tàu về bến bán cá. Chỉ một phần nhỏ cá cơm được tiểu thương bán ở chợ, phần lớn làm mắm hoặc phơi khô.
Các cơ sở làm cá cơm khô phần lớn tập trung tại xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi). Nghề làm cá khô chỉ bắt đầu từ tháng 3, khi trời bắt đầu nắng gắt. Lúc này cá cơm mới khô đều, thơm ngon.
Cá về bến, chủ cơ sở sẽ thu mua, thuê người vận chuyển đến nơi sản xuất. Mỗi ngày, một cơ sở có thể thu mua 8-10 tấn cá cơm để phơi khô.
Cá cơm sau khi mua về được rửa qua nước, trải đều lên vỉ. Mỗi vỉ có khoảng 4-5kg cá tươi. Khoảng 20 vỉ cá được xếp chồng lên nhau rồi đưa vào hấp.
Cá đưa vào hấp được cho thêm khoảng 1kg muối. Việc này giúp cá thơm ngon, bảo quản tốt hơn. Hấp khoảng 4-5 phút là cá vừa chín tới.
Những khay cá hấp còn nóng hổi được đưa được lên xe đẩy đi phơi. Công việc này hầu hết do phụ nữ đảm nhiệm. Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi) cho biết, công việc bắt đầu từ khoảng 8h đến 16h mỗi ngày. Buổi sáng, chị Tuyết cùng hàng chục phụ nữ khác vận chuyển cá vào lò hấp rồi mang cá đi phơi. Đến cuối ngày, công việc là thu cá đã khô rồi đóng gói.
"Công việc không quá nặng nhọc nhưng phải làm ngoài nắng cả ngày rất mệt. Phơi cá xong còn phải đi kiểm tra, loại bỏ cá hư. Mỗi ngày như thế chúng tôi kiếm được 300-350 nghìn đồng", chị Tuyết chia sẻ. Cá phơi nắng liên tục 6-8 giờ sẽ khô giòn. Các cơ sở sản xuất thường chọn những địa điểm ven bờ biển làm nơi sản xuất. Bởi những nơi này có thể đón nắng sớm, gió lộng, đảm bảo cho cá kịp khô trong ngày.
Ông Phạm Văn Nở - chủ một cơ sở sản xuất cá cơm khô cho biết đã gắn bó với nghề gần 10 năm. Mỗi ngày xưởng nhà ông thu mua 10 tấn cá cơm tươi để làm khô. Bắt đầu từ tháng 3, cơ sở của ông Nở hoạt động liên tục. Mỗi ngày ông phải thuê 20 người làm. "Bám nghề này cũng sống ổn, còn tạo được công ăn việc làm cho chị em phụ nữ", ông Nở nói.
Khoảng 3kg cá tươi sẽ làm được 1kg khô. Cá cơm khô được chế biến thành nhiều món ngon nên nhu cầu của thị trường rất lớn. Cá khô được xuất bán khắp nơi trong cả nước, một phần xuất sang Trung Quốc. Hiện giá cá khô dao động 70-80 nghìn đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Hoài Thanh - Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ, nghề làm cá cơm khô ở địa phương đã có từ rất lâu. Hiện trên địa bàn xã có 10 cơ sở chế biến cá cơm khô, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. "Cá cơm được phơi khô, bán cho các thương lái với giá thành cao hơn so với bán tươi và làm mắm. Nghề này đã góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương", ông Thanh nói.
Nghề làm cá cơm khô phát triển mạnh, ổn định, tạo thu nhập khá cho chủ cơ sở cũng như hàng trăm lao động. Tuy nhiên, các cơ sở làm cá cơm khô hiện gặp khó về mặt bằng. Các xã ven biển diện tích nhỏ nên hầu hết cơ sở sản xuất cá nằm xen kẽ trong khu dân cư. Điều này gây khó khăn cho việc phơi cá. Hoạt động sản xuất cũng ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường. "Quỹ đất của địa phương hạn chế nên các cơ sở sản xuất thiếu sân phơi tập trung. Chính quyền địa phương đã kêu gọi đầu tư phát triển ngành nghề này nhưng các nhà đầu tư chưa mặn mà", Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ Nguyễn Hoài Thanh nói thêm.