Đậu phụ lông là đậu phụ được để mốc tới độ mọc cả lông trên bề mặt. Dù vậy, khi được chiên lên, phần lông này được cho là khá giòn và dễ ăn hơn là ăn sống.Với lớp lông trắng muốt như tơ, những miếng đậu phụ lông này có hương vị đặc biệt không thua kém đậu phụ thối.Đậu phụ lông là đặc sản ở thị trấn Huệ Châu, người dân nơi đây có truyền thống làm đậu phụ từ rất lâu đời, chỉ có người Huệ Châu mới biết cách làm ra món đậu phụ lông chuẩn, đúng hương vị.Thông qua quá trình lên men nhân tạo bằng các kỹ thuật truyền thống, có một lớp lông mọc lên trên đậu phụ, đó gọi là protein thực vật được chuyển đổi thành nhiều loại axit amin.Sau khi lên men thành công, có rất nhiều cách chế biến những miếng đậu phụ thành phẩm này như chiên, xào, ăn tươi với gia vị.Quá trình sản xuất đậu phụ lông cũng cần phải thận trọng, chỉ cần một chút sơ suất, đậu phụ sẽ hỏng ngay.Việc kiểm soát thời gian, nhiệt độ, độ ẩm là chìa khóa để tạo nên lớp lông đặc biệt trên miếng đậu. Quá trình làm đậu phụ lông được chia làm 6 bước: chọn lọc nguyên liệu thô, xay nhuyễn, lọc, nấu, làm đông, ủ.Đậu phụ lông với hương vị và mùi thơm đặc biệt nhanh chóng trở thành món ngon được người dân Trung Quốc tìm mua rất nhiều.Dù có một thứ mùi khó ngửi nhưng đậu phụ lông không những không độc mà còn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, món ăn này có hàm lượng vitamin B2 và B12 rất cao, giúp phòng tránh bệnh mất trí nhớ ở người già.Thực phẩm này còn chứa lượng canxi phong phú. Chưa kể, các chất protein trong đậu phụ lông sau khi lên men chuyển hóa thành các loại axit amin, có tác dụng tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa.Ngoài ra, đậu phụ lông còn có tác dụng chữa bệnh. Theo sách Đông Y cổ, đậu phụ thối mang tính hàn nhưng ích khí, có tác dụng điều hòa tỳ vị, giảm chướng bụng đầy hơi, thanh nhiệt tán huyết, giúp thải độc cho đại tràng. Ảnh: KKnews, Sohu.Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Đậu phụ lông là đậu phụ được để mốc tới độ mọc cả lông trên bề mặt. Dù vậy, khi được chiên lên, phần lông này được cho là khá giòn và dễ ăn hơn là ăn sống.
Với lớp lông trắng muốt như tơ, những miếng đậu phụ lông này có hương vị đặc biệt không thua kém đậu phụ thối.
Đậu phụ lông là đặc sản ở thị trấn Huệ Châu, người dân nơi đây có truyền thống làm đậu phụ từ rất lâu đời, chỉ có người Huệ Châu mới biết cách làm ra món đậu phụ lông chuẩn, đúng hương vị.
Thông qua quá trình lên men nhân tạo bằng các kỹ thuật truyền thống, có một lớp lông mọc lên trên đậu phụ, đó gọi là protein thực vật được chuyển đổi thành nhiều loại axit amin.
Sau khi lên men thành công, có rất nhiều cách chế biến những miếng đậu phụ thành phẩm này như chiên, xào, ăn tươi với gia vị.
Quá trình sản xuất đậu phụ lông cũng cần phải thận trọng, chỉ cần một chút sơ suất, đậu phụ sẽ hỏng ngay.
Việc kiểm soát thời gian, nhiệt độ, độ ẩm là chìa khóa để tạo nên lớp lông đặc biệt trên miếng đậu. Quá trình làm đậu phụ lông được chia làm 6 bước: chọn lọc nguyên liệu thô, xay nhuyễn, lọc, nấu, làm đông, ủ.
Đậu phụ lông với hương vị và mùi thơm đặc biệt nhanh chóng trở thành món ngon được người dân Trung Quốc tìm mua rất nhiều.
Dù có một thứ mùi khó ngửi nhưng đậu phụ lông không những không độc mà còn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, món ăn này có hàm lượng vitamin B2 và B12 rất cao, giúp phòng tránh bệnh mất trí nhớ ở người già.
Thực phẩm này còn chứa lượng canxi phong phú. Chưa kể, các chất protein trong đậu phụ lông sau khi lên men chuyển hóa thành các loại axit amin, có tác dụng tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa.
Ngoài ra, đậu phụ lông còn có tác dụng chữa bệnh. Theo sách Đông Y cổ, đậu phụ thối mang tính hàn nhưng ích khí, có tác dụng điều hòa tỳ vị, giảm chướng bụng đầy hơi, thanh nhiệt tán huyết, giúp thải độc cho đại tràng. Ảnh: KKnews, Sohu.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.