Dì Li (Trung Quốc) được chẩn đoán mắc ung thư vú cách đây không lâu. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật kết hợp hóa trị. Quá trình chiến đấu với bệnh tật, dì Li ám ảnh bởi sự khó chịu do tác dụng phụ của hóa trị gây nên. (Ảnh: 39Health)Hôm trước, bạn thân dì Li đến viện thăm. Trong lúc trò chuyện, người bạn cho biết có bài báo tiết lộ “chanh có thể tiêu diệt 12 loại tế bào ung thư và có tác dụng mạnh hơn hóa trị gấp ngàn lần”. Người bạn còn cẩn thận đưa bài báo cho cô Li. Đọc được kiến thức này, dì Li rất mừng, đề xuất suy nghĩ của mình với bác sĩ về việc muốn chữa bệnh bằng chanh. (Ảnh: 39Health)Nghe bệnh nhân trình bày, bác sĩ tỏ rõ thái độ không đồng ý, thuyết phục dì Li kiên trì chữa bệnh theo phác đồ đưa ra. (Ảnh: 39Health)Theo bác sĩ Chen Naijie đến từ Bệnh viện Ung thư Phúc Kiến, chanh là một loại trái cây thông thường, không có tác dụng thần kỳ, càng không phải là thuốc để điều trị ung thư. Các loại thuốc dùng trong phác đồ điều trị chỉ được sử dụng rộng rãi sau nhiều năm thử nghiệm lâm sàng, được chứng minh có hiệu quả. Ảnh: Boldsky. Chanh chữa ung thư chỉ là tin đồn. Viện nghiên cứu Hồ Thanh Hải thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc khẳng định, chưa có bất cứ nghiên cứu nào so sánh hiệu quả trị ung thư của chanh và hóa trị, mặc dù nhiều nghiên cứu phát hiện chanh chứa thành phần monoterpenes, coumarin. (Ảnh: 39Health)Những chất này có tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư nhất định. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ ở giai đoạn thí nghiệm cấp tế bào động vật. Chưa có thí nghiệm trên người, liều lượng hiệu quả và tác dụng phụ cũng chưa được xác định, cần nghiên cứu sâu hơn. (Ảnh: 39Health)Có ý kiến cho rằng uống nước chanh góp phần điều chỉnh sự mất cân bằng axit bazo trong cơ thể, ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Thực tế, hệ thống cân bằng axit – bazo của cơ thể rất phức tạp. Nó không bị ảnh hưởng hoặc thay đổi do thức ăn. Dù bạn uống nhiều nước chanh cũng không thể thay đổi độ pH trong người, lại càng không thể chống ung thư. (Ảnh minh họa)Ngoài việc phủ nhận tác dụng điều trị ung thư, chuyên gia còn khẳng định uống chanh không mang lại hiệu quả làm trắng da như nhiều người nhầm tưởng. (Ảnh minh họa)Phân tích thành phần quả chanh, chuyên gia cho biết đây là trái cây giàu axit, trong đó tỷ lệ axit xitric là cao nhất. Chanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, axit folic, limonoid, carotene và flavonoid. Vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, 90% là limonene, 5% là citral và lượng nhỏ este, andehit. Ảnh: Boldsky.Chanh chứa vitamin C song mỗi quả chỉ khoảng 20mg. Lợi ích của uống nước chanh thường xuyên chủ yếu là hydrat hóa, hiệu quả làm trắng gần như bằng không. (Ảnh minh họa)Không mang lại hiệu quả làm trắng da, trị ung thư song chanh vẫn mang lại một số lợi ích sức khỏe. (Ảnh minh họa)Cụ thể, bệnh nhân dạ dày uống nước chanh hợp lý rất có lợi cho quá trình hồi phục niêm mạc dạ dày; người giảm cân uống nước chanh nhạt có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo; bệnh nhân gút uống nước chanh không đường có lợi trong việc giảm các cơn gút, giảm viêm. Để chanh phát huy tối đa lợi ích, bạn cần chú ý những điều sau. Ảnh: Boldsky.Uống chanh tươi tốt hơn. Chanh tươi chứa nhiều tinh dầu, vitamin C vượt trội hơn chanh khô. Khi ngâm nước, bạn nên cắt đôi quả chanh nguyên vỏ để nhận những dưỡng chất có giá trị. (Ảnh minh họa)Nhiệt độ nước phải phù hợp. Nhiệt độ nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước chanh thu được. Trường hợp nước lạnh, nước chanh khó có độ thơm như mong muốn. Trong khi đó, nước quá nóng có thể khiến nước chanh bị đắng. Nhiệt độ ngâm chanh tốt nhất là 60-70°C. (Ảnh minh họa)Không nên uống chanh quá đặc. Bình thường, 1 lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 1l nước. Tỷ lệ này giúp nước có vị thơm của chanh mà không chua, chát, có thể uống thay nước lọc. Trường hợp nước chanh quá chua, bạn có thể “chữa cháy” bằng cách cho thêm đường hoặc mật ong. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều khiến cơ thể nạp nhiều calo. (Ảnh minh họa) Mời độc giả xem thêm video: Lợi ích khi uống chanh mật ong vào buổi sáng. (Nguồn video: Zingnews)
Dì Li (Trung Quốc) được chẩn đoán mắc ung thư vú cách đây không lâu. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật kết hợp hóa trị. Quá trình chiến đấu với bệnh tật, dì Li ám ảnh bởi sự khó chịu do tác dụng phụ của hóa trị gây nên. (Ảnh: 39Health)
Hôm trước, bạn thân dì Li đến viện thăm. Trong lúc trò chuyện, người bạn cho biết có bài báo tiết lộ “chanh có thể tiêu diệt 12 loại tế bào ung thư và có tác dụng mạnh hơn hóa trị gấp ngàn lần”. Người bạn còn cẩn thận đưa bài báo cho cô Li. Đọc được kiến thức này, dì Li rất mừng, đề xuất suy nghĩ của mình với bác sĩ về việc muốn chữa bệnh bằng chanh. (Ảnh: 39Health)
Nghe bệnh nhân trình bày, bác sĩ tỏ rõ thái độ không đồng ý, thuyết phục dì Li kiên trì chữa bệnh theo phác đồ đưa ra. (Ảnh: 39Health)
Theo bác sĩ Chen Naijie đến từ Bệnh viện Ung thư Phúc Kiến, chanh là một loại trái cây thông thường, không có tác dụng thần kỳ, càng không phải là thuốc để điều trị ung thư. Các loại thuốc dùng trong phác đồ điều trị chỉ được sử dụng rộng rãi sau nhiều năm thử nghiệm lâm sàng, được chứng minh có hiệu quả. Ảnh: Boldsky.
Chanh chữa ung thư chỉ là tin đồn. Viện nghiên cứu Hồ Thanh Hải thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc khẳng định, chưa có bất cứ nghiên cứu nào so sánh hiệu quả trị ung thư của chanh và hóa trị, mặc dù nhiều nghiên cứu phát hiện chanh chứa thành phần monoterpenes, coumarin. (Ảnh: 39Health)
Những chất này có tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư nhất định. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ ở giai đoạn thí nghiệm cấp tế bào động vật. Chưa có thí nghiệm trên người, liều lượng hiệu quả và tác dụng phụ cũng chưa được xác định, cần nghiên cứu sâu hơn. (Ảnh: 39Health)
Có ý kiến cho rằng uống nước chanh góp phần điều chỉnh sự mất cân bằng axit bazo trong cơ thể, ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Thực tế, hệ thống cân bằng axit – bazo của cơ thể rất phức tạp. Nó không bị ảnh hưởng hoặc thay đổi do thức ăn. Dù bạn uống nhiều nước chanh cũng không thể thay đổi độ pH trong người, lại càng không thể chống ung thư. (Ảnh minh họa)
Ngoài việc phủ nhận tác dụng điều trị ung thư, chuyên gia còn khẳng định uống chanh không mang lại hiệu quả làm trắng da như nhiều người nhầm tưởng. (Ảnh minh họa)
Phân tích thành phần quả chanh, chuyên gia cho biết đây là trái cây giàu axit, trong đó tỷ lệ axit xitric là cao nhất. Chanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, axit folic, limonoid, carotene và flavonoid. Vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, 90% là limonene, 5% là citral và lượng nhỏ este, andehit. Ảnh: Boldsky.
Chanh chứa vitamin C song mỗi quả chỉ khoảng 20mg. Lợi ích của uống nước chanh thường xuyên chủ yếu là hydrat hóa, hiệu quả làm trắng gần như bằng không. (Ảnh minh họa)
Không mang lại hiệu quả làm trắng da, trị ung thư song chanh vẫn mang lại một số lợi ích sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, bệnh nhân dạ dày uống nước chanh hợp lý rất có lợi cho quá trình hồi phục niêm mạc dạ dày; người giảm cân uống nước chanh nhạt có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo; bệnh nhân gút uống nước chanh không đường có lợi trong việc giảm các cơn gút, giảm viêm. Để chanh phát huy tối đa lợi ích, bạn cần chú ý những điều sau. Ảnh: Boldsky.
Uống chanh tươi tốt hơn. Chanh tươi chứa nhiều tinh dầu, vitamin C vượt trội hơn chanh khô. Khi ngâm nước, bạn nên cắt đôi quả chanh nguyên vỏ để nhận những dưỡng chất có giá trị. (Ảnh minh họa)
Nhiệt độ nước phải phù hợp. Nhiệt độ nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước chanh thu được. Trường hợp nước lạnh, nước chanh khó có độ thơm như mong muốn. Trong khi đó, nước quá nóng có thể khiến nước chanh bị đắng. Nhiệt độ ngâm chanh tốt nhất là 60-70°C. (Ảnh minh họa)
Không nên uống chanh quá đặc. Bình thường, 1 lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 1l nước. Tỷ lệ này giúp nước có vị thơm của chanh mà không chua, chát, có thể uống thay nước lọc. Trường hợp nước chanh quá chua, bạn có thể “chữa cháy” bằng cách cho thêm đường hoặc mật ong. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều khiến cơ thể nạp nhiều calo. (Ảnh minh họa)
Mời độc giả xem thêm video: Lợi ích khi uống chanh mật ong vào buổi sáng. (Nguồn video: Zingnews)