Bé S.M.T (2 tháng tuổi, Bắc Quang, Hà Giang) được chuyển đến BV đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ cấp cứu do biến chứng nặng của ho gà. Bệnh nhi ho liên tục không dứt, mặt đỏ rồi chuyển dần sang tím tái.
Dựa vào kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm phổi thùy trên phổi phải trên nền bệnh ho gà.
Bố mẹ bé cho biết, từ khi được 17 ngày tuổi, bé T. đã ho nhiều, ho không dứt, khò khè nên gia đình đưa đến BV địa phương điều trị. Tuy nhiên hơn 2 tuần sau, tình trạng không cải thiện mà ngày càng nặng thêm nên gia đình đã xin chuyển viện.
|
BS Hương thăm khám cho bệnh nhi |
Trực tiếp điều trị cho bệnh nhi, BS Lý Lan Hương cho biết, bệnh tình trẻ chuyển nặng do thời gian không điều trị đúng phác đồ kéo dài.
Hiện tại trẻ đã được điều trị theo phác đồ đặc trị bệnh ho gà. Sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi đã bớt ho, cơn ho ngắn và phổi tiến triển tốt.
Trẻ sơ sinh nguy cơ tử vong cao
TS Nguyễn Văn Lâm,Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, bệnh ho gà là một bệnh rất dễ lây, gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên Bordetella pertussis, chỉ được phát hiện ở người và được lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp (khi ho hoặc hắt hơi).
Nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh ho gà do lây bệnh từ anh chị em, bố mẹ hoặc người chăm sóc mà thậm chí có thể họ không biết có bệnh.
Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản. Ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin – đây là loại protein độc lực chính gây bệnh.
Bệnh ho gà thường xuất hiện nhiều vào mùa đông – xuân, khi thời tiết thường xuyên ẩm ướt, là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, sinh sôi phát triển.
Bệnh ho gà diễn biến qua 3 giai đoạn: Ở giai đoạn đầu, bệnh nhi ho kéo dài từ 1-2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ (phần nhiều là ho về đêm).
Ở giai đoạn này, để chẩn đoán phân biệt ho gà rất khó do triệu trứng của ho gà giống với những biểu hiện cảm cúm, viêm đường hô hấp thông thường nên nhiều gia đình có tâm lý chủ quan tự mua thuốc về chữa cho con. Đến khi thấy trẻ ho nặng, bị tím tái mới đưa vào viện thì đã trong tình trạng nguy kịch vì suy hô hấp.
Tóc mọc dày, thăng hoa “chuyện ấy”
Tóc mọc dày, thăng hoa “chuyện ấy”
Tin tài trợ
Trời trở lạnh rồi, “cắt” cơn đau nhức xương khớp làm sao?
Trời trở lạnh rồi, “cắt” cơn đau nhức xương khớp làm sao?
Tin tài trợ
Ở giai đoạn toàn phát (từ 1-2 tuần kế tiếp), bệnh nhi bắt đầu ho nhiều hơn, ho từng cơn kéo dài, sặc sụa. Sau những cơn ho trẻ thường đỏ mặt hay tím tái cả người do ho nhiều không đủ dưỡng khí để thở, lâu dần gây suy hô hấp và có thể tử vong.
Các cơn ho gà ở giai đoạn này rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.
Bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản-phổi, viêm não... đặc biệt ở trẻ sơ sinh.
Giai đoạn 3 của ho gà là giai đoạn hồi phục, các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn ho giảm.
Khi trẻ mắc bệnh, nếu ở thể nhẹ với các triệu chứng cơn ho ít, thời gian mỗi cơn ho ngắn, trẻ vẫn ăn uống bình thường, trong cơn ho không tím mặt, cha mẹ có thể chăm sóc con tại nhà. Song song uống thuốc theo đơn, cần vệ sinh thân thể, mũi miệng cho trẻ và cách ly trẻ với những trẻ khác để tránh lây bệnh.
Những trường hợp ho có kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau: Trẻ có nhiều cơn ho, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài; ăn kém, nôn chớ nhiều; ngủ ít; hở nhanh/ khó thở cần đưa ngay đến các cơ sở y tế.
Hiện nay, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất, lên tới trên 90%. Đối với phụ nữ mang thai, tiêm phòng đầy đủ mũi ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván giúp bảo vệ thai nhi ngay từ thời kỳ bào thai, giúp trẻ có miễn dịch khi mới sinh.
Đối với trẻ nhỏ, gia đình cần chú ý cho trẻ tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh ho gà. Ngoài ra, cần tránh cho bé tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh.