Vừa qua ở Trung Quốc, một bé gái 8 tháng tuổi bị thiểu năng trí tuệ, do ngộ độc băng phiến. Cô bé người Trung Quốc này đến bệnh viện kiểm tra sau khi có các biểu hiện bất thường như: phản ứng chậm, đờ đẫn, không cười, mắt lờ đờ và rất hay bị trúng gió, da mặt vàng vọt.Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán bé bị ngộ độc băng phiến nặng do bố mẹ bé sử dụng băng phiến để diệt mối, gián trong tủ quần áo. Tình trạng ngộ độc băng phiến khiến cô bé mắc hội chứng tan máu cấp tính, còn gọi là huyết tán, dẫn đến thiếu máu não, ảnh hưởng đến khả năng phản ứng cũng như làm da bé chuyển sang màu vàng.Thực tế ở nước ta, băng phiến cũng rất hay được các bậc cha mẹ sử dụng để khử mùi trong nhà, đuổi các loại côn trùng trong đồ gỗ mà không biết răng đây là loại chất độc nguy hiểm.Đặc biệt băng phiến có ảnh hưởng rất lớn với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Những chất độc trong băng phiến là thủ phạm gây ra loãng máu cấp tính và rất nhiều tác hại khác cho sức khỏe con người.Khi trẻ nhỏ hít phải băng phiến trong thời gian có thể bị ngộ độc dưới 2 dạng: ngộ độc cấp và ngộ độc mãn.Tình trạng ngộ độc cấp gây vỡ hồng cầu làm thiếu máu, hoại tử gan và tổn thương thần kinh.Ngộ độc mãn gây thiếu máu mãn tính, viêm hô hấp mãn tính, tổn thương não bộ và gan thận, mắt, trẻ bị chậm lớn. Cơ quan nghiên cứu về ung thư quốc tế cũng đã xếp băng phiến vào nhóm IIB tức là nhóm có khả năng gây ung thư cho con người.Trẻ em không chỉ ngộ độc băng phiến qua đường hô hấp mà còn do tiếp xúc qua da và qua đường ăn uống.Để đảm bảo an toàn cho bé các bà mẹ nên tránh sử dụng băng phiến trong nhà. Nếu có bằng phiến hãy để trong túi kín không để trẻ lấy được ăn phải hoặc ngửi mùi trong thời gian dài.Khi chẳng may bé nuốt băng phiến mẹ hãy nhanh chóng rửa sạch hóa chất trên môi miệng trẻ. Nếu trẻ dính băng phiến vào mắt, da, tay hãy rửa cho con dưới vòi nước chảy dau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Vừa qua ở Trung Quốc, một bé gái 8 tháng tuổi bị thiểu năng trí tuệ, do ngộ độc băng phiến. Cô bé người Trung Quốc này đến bệnh viện kiểm tra sau khi có các biểu hiện bất thường như: phản ứng chậm, đờ đẫn, không cười, mắt lờ đờ và rất hay bị trúng gió, da mặt vàng vọt.
Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán bé bị ngộ độc băng phiến nặng do bố mẹ bé sử dụng băng phiến để diệt mối, gián trong tủ quần áo. Tình trạng ngộ độc băng phiến khiến cô bé mắc hội chứng tan máu cấp tính, còn gọi là huyết tán, dẫn đến thiếu máu não, ảnh hưởng đến khả năng phản ứng cũng như làm da bé chuyển sang màu vàng.
Thực tế ở nước ta, băng phiến cũng rất hay được các bậc cha mẹ sử dụng để khử mùi trong nhà, đuổi các loại côn trùng trong đồ gỗ mà không biết răng đây là loại chất độc nguy hiểm.
Đặc biệt băng phiến có ảnh hưởng rất lớn với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Những chất độc trong băng phiến là thủ phạm gây ra loãng máu cấp tính và rất nhiều tác hại khác cho sức khỏe con người.
Khi trẻ nhỏ hít phải băng phiến trong thời gian có thể bị ngộ độc dưới 2 dạng: ngộ độc cấp và ngộ độc mãn.
Tình trạng ngộ độc cấp gây vỡ hồng cầu làm thiếu máu, hoại tử gan và tổn thương thần kinh.
Ngộ độc mãn gây thiếu máu mãn tính, viêm hô hấp mãn tính, tổn thương não bộ và gan thận, mắt, trẻ bị chậm lớn. Cơ quan nghiên cứu về ung thư quốc tế cũng đã xếp băng phiến vào nhóm IIB tức là nhóm có khả năng gây ung thư cho con người.
Trẻ em không chỉ ngộ độc băng phiến qua đường hô hấp mà còn do tiếp xúc qua da và qua đường ăn uống.
Để đảm bảo an toàn cho bé các bà mẹ nên tránh sử dụng băng phiến trong nhà. Nếu có bằng phiến hãy để trong túi kín không để trẻ lấy được ăn phải hoặc ngửi mùi trong thời gian dài.
Khi chẳng may bé nuốt băng phiến mẹ hãy nhanh chóng rửa sạch hóa chất trên môi miệng trẻ. Nếu trẻ dính băng phiến vào mắt, da, tay hãy rửa cho con dưới vòi nước chảy dau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.