Axít béo omega-3 là loại chất béo tốt, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm, sa sút trí tuệ và viêm khớp. Tuy nhiên cơ thể lại không thể tạo ra loại axit béo này mà phải qua đường thực phẩm và các nguồn thuốc uống bổ sung. Axít béo omega-3 có nhiều dạng. Các loại được tìm thấy trong cá, được gọi là DHA và EPA, có lợi ích sức khỏe tốt nhất. Một dạng khác được gọi là ALA được tìm thấy trong các loại dầu thực vật, hạt lanh, quả óc chó và các loại rau lá đậm như rau bina. Cơ thể có thể thay đổi một lượng nhỏ ALA thành EPA và DHA, nhưng không hoàn toàn tốt.Axít béo omega-3 giúp hạn chế tình trạng sưng viêm trong mạch máu, cũng như trong các bộ phận khác của cơ thể. Chúng cũng làm giảm nguy cơ nhịp tim bất thường, giảm mức chất béo trong máu còn gọi là chất béo trung tính, làm chậm sự tích tụ mảng bám bên trong các mạch máu.Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên dùng 1 gram EPA / DHA cho những người bị bệnh tim. Ăn cá nhiều dầu là tốt nhất, hoặc bạn có thể dùng viên nang dầu cá. Nghiên cứu cho thấy những người tăng cường mức tiêu thụ omega-3 ít bị nhồi máu cơ tim và ít nguy cơ tử vong do bệnh tim hơn so với những người không bổ sung omega-3.Omega-3 có thể giúp hạ huyết áp. Kế hoạch tốt nhất là thay thế thịt đỏ bằng cá trong một số bữa ăn. Tránh cá chế biến mặn, chẳng hạn như cá hồi hun khói, bởi hạn chế muối là khuyến cáo của bác sỹ đối với người bệnh huyết áp cao.Thực phẩm và chất bổ sung Omega-3 hạn chế sự tích tụ mảng bám bên trong mạch máu, giúp máu lưu thông, nhờ đó ngăn ngừa đột quỵ do cục máu đông hoặc động mạch bị tắc nghẽn.Các nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể kiềm chế đau khớp và cứng khớp ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Một chế độ ăn nhiều omega-3 cũng có thể làm tăng hiệu quả của thuốc chống viêm.Trầm cảm hiếm thấy ở những nước mà mọi người ăn nhiều omega-3 trong một chế độ ăn điển hình. Nhưng omega-3 không phải là cách điều trị trầm cảm.Một số nghiên cứu cho thấy chất bổ sung omega-3 có thể làm giảm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Axít béo Omega-3 rất quan trọng trong sự phát triển và chức năng của não bộ, có thể cung cấp một số lợi ích bổ sung cho các phương pháp điều trị truyền thống.Một số bằng chứng cho thấy omega-3 có thể giúp bảo vệ chống sa sút trí tuệ và suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác. Những người lớn tuổi có chế độ ăn nhiều axit béo omega-3 ít có khả năng bị bệnh Alzheimer hơn.Hãy cảnh giác với những lời quảng cáo rằng omega-3 có sức mạnh "thúc đẩy trí não" cho trẻ em, bởi điều này chưa được chứng minh một cách khoa học. Hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên cho trẻ em ăn cá, nhưng cảnh báo với các loại cá có nhiều thủy ngân.Nếu bạn không ăn cá hoặc dầu cá, bạn có thể bổ sung DHA từ tảo biển. Người ăn chay cũng có thể mua omega-3 ALA từ các loại thực phẩm như dầu hạt cải, hạt lanh, quả óc chó, bông cải xanh và rau bina - hoặc các sản phẩm được tăng cường omega-3.Nhiều thực phẩm hiện nay được cho rằng bổ sung omega-3 để hỗ trợ sức khỏe. Nhưng lưu ý rằng lượng omega-3 trong đó rất nhỏ. Chúng cũng có thể chứa dạng ALA-3 chưa được chứng minh lợi ích sức khỏe giống như EPA và DHA.
Axít béo omega-3 là loại chất béo tốt, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm, sa sút trí tuệ và viêm khớp. Tuy nhiên cơ thể lại không thể tạo ra loại axit béo này mà phải qua đường thực phẩm và các nguồn thuốc uống bổ sung.
Axít béo omega-3 có nhiều dạng. Các loại được tìm thấy trong cá, được gọi là DHA và EPA, có lợi ích sức khỏe tốt nhất. Một dạng khác được gọi là ALA được tìm thấy trong các loại dầu thực vật, hạt lanh, quả óc chó và các loại rau lá đậm như rau bina. Cơ thể có thể thay đổi một lượng nhỏ ALA thành EPA và DHA, nhưng không hoàn toàn tốt.
Axít béo omega-3 giúp hạn chế tình trạng sưng viêm trong mạch máu, cũng như trong các bộ phận khác của cơ thể. Chúng cũng làm giảm nguy cơ nhịp tim bất thường, giảm mức chất béo trong máu còn gọi là chất béo trung tính, làm chậm sự tích tụ mảng bám bên trong các mạch máu.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên dùng 1 gram EPA / DHA cho những người bị bệnh tim. Ăn cá nhiều dầu là tốt nhất, hoặc bạn có thể dùng viên nang dầu cá. Nghiên cứu cho thấy những người tăng cường mức tiêu thụ omega-3 ít bị nhồi máu cơ tim và ít nguy cơ tử vong do bệnh tim hơn so với những người không bổ sung omega-3.
Omega-3 có thể giúp hạ huyết áp. Kế hoạch tốt nhất là thay thế thịt đỏ bằng cá trong một số bữa ăn. Tránh cá chế biến mặn, chẳng hạn như cá hồi hun khói, bởi hạn chế muối là khuyến cáo của bác sỹ đối với người bệnh huyết áp cao.
Thực phẩm và chất bổ sung Omega-3 hạn chế sự tích tụ mảng bám bên trong mạch máu, giúp máu lưu thông, nhờ đó ngăn ngừa đột quỵ do cục máu đông hoặc động mạch bị tắc nghẽn.
Các nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể kiềm chế đau khớp và cứng khớp ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Một chế độ ăn nhiều omega-3 cũng có thể làm tăng hiệu quả của thuốc chống viêm.
Trầm cảm hiếm thấy ở những nước mà mọi người ăn nhiều omega-3 trong một chế độ ăn điển hình. Nhưng omega-3 không phải là cách điều trị trầm cảm.
Một số nghiên cứu cho thấy chất bổ sung omega-3 có thể làm giảm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Axít béo Omega-3 rất quan trọng trong sự phát triển và chức năng của não bộ, có thể cung cấp một số lợi ích bổ sung cho các phương pháp điều trị truyền thống.
Một số bằng chứng cho thấy omega-3 có thể giúp bảo vệ chống sa sút trí tuệ và suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác. Những người lớn tuổi có chế độ ăn nhiều axit béo omega-3 ít có khả năng bị bệnh Alzheimer hơn.
Hãy cảnh giác với những lời quảng cáo rằng omega-3 có sức mạnh "thúc đẩy trí não" cho trẻ em, bởi điều này chưa được chứng minh một cách khoa học. Hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên cho trẻ em ăn cá, nhưng cảnh báo với các loại cá có nhiều thủy ngân.
Nếu bạn không ăn cá hoặc dầu cá, bạn có thể bổ sung DHA từ tảo biển. Người ăn chay cũng có thể mua omega-3 ALA từ các loại thực phẩm như dầu hạt cải, hạt lanh, quả óc chó, bông cải xanh và rau bina - hoặc các sản phẩm được tăng cường omega-3.
Nhiều thực phẩm hiện nay được cho rằng bổ sung omega-3 để hỗ trợ sức khỏe. Nhưng lưu ý rằng lượng omega-3 trong đó rất nhỏ. Chúng cũng có thể chứa dạng ALA-3 chưa được chứng minh lợi ích sức khỏe giống như EPA và DHA.