1. Vỏ thân cây nhãn. Chữa bỏng: Tác dụng trị bỏng của cao vỏ nhãn khá tốt, đặc biệt rút ngắn được thời gian lành bệnh. Trích ly vỏ cây nhãn thông qua dung môi ethanol. Cao khô vỏ nhãn đã được bào chế thành các chế phẩm trị phỏng dạng pommade (6%) và dầu thoa (1,5%). Ảnh: ecolandscape.vn.
2. Vỏ thân cây duối. Chữa sâu răng: Vỏ duối sắc đặc ngậm hoặc vỏ duối, củ gấu, hai vị bằng nhau, ngâm rượu 700 trong 1-2 tuần. Sau đó tẩm vào bông rồi đặt vào chỗ sưng, đau. Ảnh: Vuon Duoc Thao.Chữa gãy xương: Vỏ duối giã nhỏ với lá thanh táo, dây tơ hồng và chuối tiêu, đắp bó bên ngoài nơi gãy xương. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. 3. Vỏ thân cây chanh. Vỏ thân cây chanh dùng là thuốc bổ tốt cho hệ tiêu hóa, ngày uống 4-10g dưới dạng thuốc sắc. Ảnh: Cayhoacanh.com. 4. Vỏ thân cây cam. Vỏ thân cây cam vị ngọt, hơi the, tính mát; có tác dụng hạ khí đầy, điều hòa tỳ vị. Ngày uống 4-10g dưới dạng thuốc sắc. Ảnh: Nuôi trồng. 4. Vỏ thân cây lựu. Sâu răng: Dùng vỏ thân cây hoặc vỏ quả lựu sắc thật đặc rồi ngậm có tác dụng tích cực trong việc giảm đau răng tận gốc. Ảnh: giahuygarden.vn.
5. Vỏ thân cây sung. Chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ thiếu sữa: Hằng ngày nấu nước vỏ cây sung uống thay nước. Ảnh: Blogcaycanh.vn. Trị chốc lở đầu ở trẻ em: Dùng vỏ thân cây sung còn tươi, sài đất tươi mỗi thứ 50g, lá trầu không 30g, bồ kết 20g sắc nước gội. Ngày một lần. Ảnh: AloBacsi. 6. Vỏ thân cây ổi. Chữa tiêu chảy: Vỏ thân cây ổi, vỏ cây vối, đọt cây hồng xiêm mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng bột, mỗi lần uống 15-20g (đối với người lớn), 5-10g (trẻ em). Dùng nhiều ngày. Ảnh: AloBacsi.Chữa thổ tả: Vỏ thân cây ổi (sao đen), lá phèn đen mỗi vị 40g; hoài sơn (sao đen), liên nhục (sao đen) mỗi vị 20g; trạch tả (sao vàng), trư linh, bạch truật (sao vàng), bạch linh, hoắc hương mỗi vị 12g. Tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn. Người lớn uống mỗi lần một thìa cà phê. Ngày hai lần. Ảnh: Báo Pháp Luật (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).
1. Vỏ thân cây nhãn. Chữa bỏng: Tác dụng trị bỏng của cao vỏ nhãn khá tốt, đặc biệt rút ngắn được thời gian lành bệnh. Trích ly vỏ cây nhãn thông qua dung môi ethanol. Cao khô vỏ nhãn đã được bào chế thành các chế phẩm trị phỏng dạng pommade (6%) và dầu thoa (1,5%). Ảnh: ecolandscape.vn.
2. Vỏ thân cây duối. Chữa sâu răng: Vỏ duối sắc đặc ngậm hoặc vỏ duối, củ gấu, hai vị bằng nhau, ngâm rượu 700 trong 1-2 tuần. Sau đó tẩm vào bông rồi đặt vào chỗ sưng, đau. Ảnh: Vuon Duoc Thao.
Chữa gãy xương: Vỏ duối giã nhỏ với lá thanh táo, dây tơ hồng và chuối tiêu, đắp bó bên ngoài nơi gãy xương. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
3. Vỏ thân cây chanh. Vỏ thân cây chanh dùng là thuốc bổ tốt cho hệ tiêu hóa, ngày uống 4-10g dưới dạng thuốc sắc. Ảnh: Cayhoacanh.com.
4. Vỏ thân cây cam. Vỏ thân cây cam vị ngọt, hơi the, tính mát; có tác dụng hạ khí đầy, điều hòa tỳ vị. Ngày uống 4-10g dưới dạng thuốc sắc. Ảnh: Nuôi trồng.
4. Vỏ thân cây lựu. Sâu răng: Dùng vỏ thân cây hoặc vỏ quả lựu sắc thật đặc rồi ngậm có tác dụng tích cực trong việc giảm đau răng tận gốc. Ảnh: giahuygarden.vn.
5. Vỏ thân cây sung. Chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ thiếu sữa: Hằng ngày nấu nước vỏ cây sung uống thay nước. Ảnh: Blogcaycanh.vn.
Trị chốc lở đầu ở trẻ em: Dùng vỏ thân cây sung còn tươi, sài đất tươi mỗi thứ 50g, lá trầu không 30g, bồ kết 20g sắc nước gội. Ngày một lần. Ảnh: AloBacsi.
6. Vỏ thân cây ổi. Chữa tiêu chảy: Vỏ thân cây ổi, vỏ cây vối, đọt cây hồng xiêm mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng bột, mỗi lần uống 15-20g (đối với người lớn), 5-10g (trẻ em). Dùng nhiều ngày. Ảnh: AloBacsi.
Chữa thổ tả: Vỏ thân cây ổi (sao đen), lá phèn đen mỗi vị 40g; hoài sơn (sao đen), liên nhục (sao đen) mỗi vị 20g; trạch tả (sao vàng), trư linh, bạch truật (sao vàng), bạch linh, hoắc hương mỗi vị 12g. Tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn. Người lớn uống mỗi lần một thìa cà phê. Ngày hai lần. Ảnh: Báo Pháp Luật (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).