Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết là có chế độ ăn uống hợp lý. Bệnh nhân tiểu đường nên dùng nhiều trái cây, rau xanh, rau quả tươi vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa có tác dụng chống lão hóa. Tuy nhiên, nên tránh các loại trái cây có độ ngọt cao như: sầu riêng, nho, xoài, na, nhãn.Theo bác sĩ, các bệnh nhân tiểu đường nên dùng ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch sẽ giúp bạn no lâu hơn và cơ thể có thời gian để tiêu hóa thực phẩm, ngăn ngừa tình trạng biến động đường huyết.Uống nước đầy đủ giúp điều hòa và cân bằng nồng độ đường huyết, làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, làm giảm độ dính của máu, giảm sự phát sinh và phát triển các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Chọn các bài tập ở mức vừa phải như đi bộ, đạp xe… giúp cải thiện việc sử dụng insulin trong cơ thể, làm giảm đường trong máu và cũng giúp giảm mỡ trong cơ thể.Căng thẳng sẽ gây lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, tránh xa căng thẳng bằng cách tập thể dục, yoga, thiền...Trái cây họ cam quýt có thuộc tính chống oxy hóa và kháng viêm giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do, tăng độ nhạy insulin của tế bào.Uống trà xanh chứa polyphenols và polysaccharides giúp giảm nồng độ đường huyết hiệu quả.Soda tác động xấu tới việc kiểm soát tiểu đường, thúc đẩy tăng cân và giảm khả năng hấp thu glucose.Dùng ¼ thìa quế mỗi ngày vào buổi sáng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.Kiểm tra đường huyết mỗi ngày, tốt nhất là thực hiện cùng một thời điểm trong ngày. Bác sĩ sẽ nói với bạn mức độ thường xuyên kiểm tra như thế nào là phù hợp. Ảnh: Internet. Video "Bưởi- Thần dược của người tiểu đường". Nguồn VTC
Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết là có chế độ ăn uống hợp lý. Bệnh nhân tiểu đường nên dùng nhiều trái cây, rau xanh, rau quả tươi vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa có tác dụng chống lão hóa. Tuy nhiên, nên tránh các loại trái cây có độ ngọt cao như: sầu riêng, nho, xoài, na, nhãn.
Theo bác sĩ, các bệnh nhân tiểu đường nên dùng ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch sẽ giúp bạn no lâu hơn và cơ thể có thời gian để tiêu hóa thực phẩm, ngăn ngừa tình trạng biến động đường huyết.
Uống nước đầy đủ giúp điều hòa và cân bằng nồng độ đường huyết, làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, làm giảm độ dính của máu, giảm sự phát sinh và phát triển các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Chọn các bài tập ở mức vừa phải như đi bộ, đạp xe… giúp cải thiện việc sử dụng insulin trong cơ thể, làm giảm đường trong máu và cũng giúp giảm mỡ trong cơ thể.
Căng thẳng sẽ gây lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, tránh xa căng thẳng bằng cách tập thể dục, yoga, thiền...
Trái cây họ cam quýt có thuộc tính chống oxy hóa và kháng viêm giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do, tăng độ nhạy insulin của tế bào.
Uống trà xanh chứa polyphenols và polysaccharides giúp giảm nồng độ đường huyết hiệu quả.
Soda tác động xấu tới việc kiểm soát tiểu đường, thúc đẩy tăng cân và giảm khả năng hấp thu glucose.
Dùng ¼ thìa quế mỗi ngày vào buổi sáng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Kiểm tra đường huyết mỗi ngày, tốt nhất là thực hiện cùng một thời điểm trong ngày. Bác sĩ sẽ nói với bạn mức độ thường xuyên kiểm tra như thế nào là phù hợp. Ảnh: Internet.
Video "Bưởi- Thần dược của người tiểu đường". Nguồn VTC