Tôm xào cay, tôm rim thịt, tôm tẩm bột, tôm hấp, tôm nấu canh, tôm om... rất nhiều món tôm khiến người ta thèm thuồng. Tuy nhiên, mọi người có biết rằng, ăn tôm cũng cần phải lưu ý, đặc biệt là bộ phận này của tôm, khi ăn nhất định phải bỏ, không được tiếc, nếu không chỉ ôm bệnh vào người, chữa nhiều tiền cũng chưa chắc khỏi.Đó là phần đầu tôm, phải bỏ hẳn đầu tôm khi nấu ăn vì tôm càng có khả năng tích tụ các kim loại nặng như chì, cadimi nhất định trong môi trường sống, đầu tôm chứa hệ thống tiêu hóa và bài tiết, là nơi hấp thụ và xử lý chất độc, tích trữ kim loại nặng, đồng thời cũng là nơi phát sinh mầm bệnh và ký sinh trùng dễ tích tụ. Vì vậy, nhất định phải bỏ hẳn đầu tôm khi ăn.Thêm vào đó, môi trường sinh trưởng và độ tươi của tôm cũng cần phải đặc biệt lưu ý. Có thể đánh giá mức độ nhiễm bẩn của tôm càng bằng cách nhìn vào màu sắc của mang tôm. Mang của tôm là cơ quan hô hấp, các tạp chất trong nước phải được lọc qua mang. Nếu mang của tôm có màu đen thì chứng tỏ môi trường sinh trưởng của tôm không sạch.Độ tươi của tôm có thể được đánh giá qua kết nối giữa vỏ và thịt. Tôm tươi có sự liên kết chặt chẽ giữa vỏ và thịt, thịt tôm săn chắc, đàn hồi, ngược lại, vỏ tôm trơn tuột, dễ bóc, không liên kết với thịt thì đó có thể là tôm bị thiu.Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên, hãy mua tôm tươi từ chợ nông sản thông thường, siêu thị hoặc sàn thương mại điện tử và không mua hoặc đánh bắt tôm hoang dã hoặc tôm không rõ nguồn gốc. Khi đi ăn thì chọn nơi uy tín, đó là những nhà hàng có giấy phép kinh doanh, có thể yêu cầu xuất hóa đơn, biên lai.Nếu tự chế biến thì nhất định phải làm sạch trước khi nấu. Nấu kỹ ở nhiệt độ cao bởi vi khuẩn, ký sinh trùng và trứng ký sinh rất dễ tích tụ trong tôm, cần phải khử trùng và khử hoạt tính ở nhiệt độ cao, đây là khâu quan trọng nhất để đảm bảo an toàn khi ăn tôm.Người bị bệnh gút nên ăn ít tôm càng, lúc ăn thì không nên uống kèm bia vì bia có chứa vitamin B1, có thể phá vỡ nucleotide purine trong tôm và chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể, làm trầm trọng thêm bệnh gút.Cũng phải lưu ý rằng, đường chỉ trên lưng tôm chính là đường tiêu hóa của tôm, phải loại bỏ nếu không phân tôm và cặn thức ăn không tiêu hóa được sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.Bên cạnh đó, những người bị dị ứng nên thận trọng khi ăn tôm bởi thịt tôm có nhiều protein dị hợp, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp kích thích các phản ứng quá mẫn trong cơ thể và kích thích tế bào tiết ra các hoạt chất sinh học như histamine và serotonin.Nó khiến cơ thể tạo ra các triệu chứng dị ứng như phản ứng da, phản ứng đường tiêu hóa và hội chứng quá mẫn cảm ở miệng.Nếu bạn cảm thấy đau nhức cơ toàn thân hoặc cục bộ, nước tiểu màu như nước tương và các triệu chứng khác trong vòng 24 giờ sau khi ăn tôm, bạn phải đến bệnh viện ngay để được cứu trị, đồng thời hãy nhớ nói với bác sĩ về tiền sử ăn tôm của mình.
Tôm xào cay, tôm rim thịt, tôm tẩm bột, tôm hấp, tôm nấu canh, tôm om... rất nhiều món tôm khiến người ta thèm thuồng. Tuy nhiên, mọi người có biết rằng, ăn tôm cũng cần phải lưu ý, đặc biệt là bộ phận này của tôm, khi ăn nhất định phải bỏ, không được tiếc, nếu không chỉ ôm bệnh vào người, chữa nhiều tiền cũng chưa chắc khỏi.
Đó là phần đầu tôm, phải bỏ hẳn đầu tôm khi nấu ăn vì tôm càng có khả năng tích tụ các kim loại nặng như chì, cadimi nhất định trong môi trường sống, đầu tôm chứa hệ thống tiêu hóa và bài tiết, là nơi hấp thụ và xử lý chất độc, tích trữ kim loại nặng, đồng thời cũng là nơi phát sinh mầm bệnh và ký sinh trùng dễ tích tụ. Vì vậy, nhất định phải bỏ hẳn đầu tôm khi ăn.
Thêm vào đó, môi trường sinh trưởng và độ tươi của tôm cũng cần phải đặc biệt lưu ý. Có thể đánh giá mức độ nhiễm bẩn của tôm càng bằng cách nhìn vào màu sắc của mang tôm. Mang của tôm là cơ quan hô hấp, các tạp chất trong nước phải được lọc qua mang. Nếu mang của tôm có màu đen thì chứng tỏ môi trường sinh trưởng của tôm không sạch.
Độ tươi của tôm có thể được đánh giá qua kết nối giữa vỏ và thịt. Tôm tươi có sự liên kết chặt chẽ giữa vỏ và thịt, thịt tôm săn chắc, đàn hồi, ngược lại, vỏ tôm trơn tuột, dễ bóc, không liên kết với thịt thì đó có thể là tôm bị thiu.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên, hãy mua tôm tươi từ chợ nông sản thông thường, siêu thị hoặc sàn thương mại điện tử và không mua hoặc đánh bắt tôm hoang dã hoặc tôm không rõ nguồn gốc. Khi đi ăn thì chọn nơi uy tín, đó là những nhà hàng có giấy phép kinh doanh, có thể yêu cầu xuất hóa đơn, biên lai.
Nếu tự chế biến thì nhất định phải làm sạch trước khi nấu. Nấu kỹ ở nhiệt độ cao bởi vi khuẩn, ký sinh trùng và trứng ký sinh rất dễ tích tụ trong tôm, cần phải khử trùng và khử hoạt tính ở nhiệt độ cao, đây là khâu quan trọng nhất để đảm bảo an toàn khi ăn tôm.
Người bị bệnh gút nên ăn ít tôm càng, lúc ăn thì không nên uống kèm bia vì bia có chứa vitamin B1, có thể phá vỡ nucleotide purine trong tôm và chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể, làm trầm trọng thêm bệnh gút.
Cũng phải lưu ý rằng, đường chỉ trên lưng tôm chính là đường tiêu hóa của tôm, phải loại bỏ nếu không phân tôm và cặn thức ăn không tiêu hóa được sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, những người bị dị ứng nên thận trọng khi ăn tôm bởi thịt tôm có nhiều protein dị hợp, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp kích thích các phản ứng quá mẫn trong cơ thể và kích thích tế bào tiết ra các hoạt chất sinh học như histamine và serotonin.
Nó khiến cơ thể tạo ra các triệu chứng dị ứng như phản ứng da, phản ứng đường tiêu hóa và hội chứng quá mẫn cảm ở miệng.
Nếu bạn cảm thấy đau nhức cơ toàn thân hoặc cục bộ, nước tiểu màu như nước tương và các triệu chứng khác trong vòng 24 giờ sau khi ăn tôm, bạn phải đến bệnh viện ngay để được cứu trị, đồng thời hãy nhớ nói với bác sĩ về tiền sử ăn tôm của mình.