Cải thảo chứa hàm lượng nước cao, ít ca lo, cảm giác no lâu nên là thực phẩm lý tưởng dành cho ai muốn giảm béo. Ảnh: cnys.Cải thảo cung cấp vitamin C, chất xơ, canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong đó, hàm lượng vitamin C tương đối cao (31 mg /100 g rau), cao hơn nhiều so với táo, lê, đào và nhiều loại trái cây khác. Ảnh: huitu.Cải thảo chứa chất xơ không hòa tan (chiếm 0.8g /100g rau), giúp tăng khối lượng các chất cặn bã trong đường ruột, đẩy nhanh tốc độ bài tiết. Ảnh: huituNgoài ra, cải thảo còn rất giàu hóa chất thực vật như isothiocyanates. Isothiocyanates có tác dụng chống oxy hóa, có khả năng phá hủy chất gây ung thư, làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: huituCải thảo ăn thế nào mới tận dụng được hết chất dinh dưỡng? Có thể dùng cải tháo chế biến thành salat cải thảo, hạt dẻ hầm cải thảo, tôm xào cải thảo, cải thảo hầm đậu phụ, bánh bao nhân cải thảo thịt lợn...đều là những món ngon, bổ dưỡng. Ảnh: huituTừ góc độ kết hợp các thực phẩm với nhau, cải thảo có thể kết hợp với các chế phẩm từ đậu như váng đậu, đậu phụ, kết hợp với cá tôm, thịt gia súc, thịt gia cầm, các loại nấm, mộc nhĩ để tăng thêm khẩu vị, tăng thêm dinh dưỡng cho món ăn. Ảnh: 99114.Từ góc độ của một người đầu bếp có thể dùng các phương pháp chế biến như xào vừa nhanh vừa ngon và giữ được lượng dinh dưỡng tối ưu của cải thảo. Ảnh: bendibao.Ngoài ra, có thể dùng cải thảo trộn salat, bởi giấm có trong món này sẽ giúp giữ được tối ưu lượng vitamin C và các dưỡng chất có trong cải thảo. Ảnh: 99114.Tuy nhiên, không nên chế biến cải thảo thành món hầm bởi thời gian nấu kéo dài sẽ phá hỏng dưỡng chất quý giá có trong cải thảo. Ảnh: 360changshi.Lưu ý, các món chế biến từ cải thảo cần ăn ngay hoặc ăn càng nhanh càng tốt, tránh hâm nóng lại để tránh làm mất lượng vitamic C dồi dào. Ảnh: sohu.Mặt khác, ngoài lượng vitamin sẽ bị mất dần theo thời gian lưu cữu, vi khuẩn sẽ có cơ hội thâm nhập, quan trọng hơn là hàm lượng nitrit sẽ gia tăng. Ảnh: redocn.
Cải thảo chứa hàm lượng nước cao, ít ca lo, cảm giác no lâu nên là thực phẩm lý tưởng dành cho ai muốn giảm béo. Ảnh: cnys.
Cải thảo cung cấp vitamin C, chất xơ, canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong đó, hàm lượng vitamin C tương đối cao (31 mg /100 g rau), cao hơn nhiều so với táo, lê, đào và nhiều loại trái cây khác. Ảnh: huitu.
Cải thảo chứa chất xơ không hòa tan (chiếm 0.8g /100g rau), giúp tăng khối lượng các chất cặn bã trong đường ruột, đẩy nhanh tốc độ bài tiết. Ảnh: huitu
Ngoài ra, cải thảo còn rất giàu hóa chất thực vật như isothiocyanates. Isothiocyanates có tác dụng chống oxy hóa, có khả năng phá hủy chất gây ung thư, làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: huitu
Cải thảo ăn thế nào mới tận dụng được hết chất dinh dưỡng? Có thể dùng cải tháo chế biến thành salat cải thảo, hạt dẻ hầm cải thảo, tôm xào cải thảo, cải thảo hầm đậu phụ, bánh bao nhân cải thảo thịt lợn...đều là những món ngon, bổ dưỡng. Ảnh: huitu
Từ góc độ kết hợp các thực phẩm với nhau, cải thảo có thể kết hợp với các chế phẩm từ đậu như váng đậu, đậu phụ, kết hợp với cá tôm, thịt gia súc, thịt gia cầm, các loại nấm, mộc nhĩ để tăng thêm khẩu vị, tăng thêm dinh dưỡng cho món ăn. Ảnh: 99114.
Từ góc độ của một người đầu bếp có thể dùng các phương pháp chế biến như xào vừa nhanh vừa ngon và giữ được lượng dinh dưỡng tối ưu của cải thảo. Ảnh: bendibao.
Ngoài ra, có thể dùng cải thảo trộn salat, bởi giấm có trong món này sẽ giúp giữ được tối ưu lượng vitamin C và các dưỡng chất có trong cải thảo. Ảnh: 99114.
Tuy nhiên, không nên chế biến cải thảo thành món hầm bởi thời gian nấu kéo dài sẽ phá hỏng dưỡng chất quý giá có trong cải thảo. Ảnh: 360changshi.
Lưu ý, các món chế biến từ cải thảo cần ăn ngay hoặc ăn càng nhanh càng tốt, tránh hâm nóng lại để tránh làm mất lượng vitamic C dồi dào. Ảnh: sohu.
Mặt khác, ngoài lượng vitamin sẽ bị mất dần theo thời gian lưu cữu, vi khuẩn sẽ có cơ hội thâm nhập, quan trọng hơn là hàm lượng nitrit sẽ gia tăng. Ảnh: redocn.