Mới đây, cô Lý 27 tuổi sống ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), do lịch trình công việc bận rộn và thường xuyên phải tăng ca nên đã tiện ăn bánh trung thu thay bữa tối trong 3 ngày liên tục. Cô Lý nghĩ rằng, hành động này vừa giúp giải quyết hết bánh trung thu vừa giúp tiết kiệm thời gian lại thuận tiện.
Không ngờ, đến ngày thứ 3 liên tục ăn bánh trung thu thay bữa tối, cô Lý có triệu chứng đau bụng, nôn mửa không kiềm chế được, trong chất nôn có màu đỏ sẫm như máu.
Quá sợ hãi, cô Lý vội vàng đến bệnh viện địa phương để chữa trị. Qua nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện cô Lý bị viêm loét hành tá tràng, kèm theo chảy máu họng, dạ dày bị bào mòn, tổn thương nghiêm trọng.
|
Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Khâu Văn Thắng - phụ trách thăm khám cho biết, nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể bị thủng dạ dày, xuất huyết, thậm chí sốc cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng. Cũng theo bác sĩ, bệnh tình của cô Lý lần này phần lớn liên quan đến việc cô ăn bánh trung thu trong 3 ngày liên tục.
"Hầu hết các loại bánh trung thu vẫn sử dụng nguyên liệu có hàm lượng calo cao, nhiều đường và chất béo cao, quá trình sản xuất chủ yếu là nướng. Khi ăn quá nhiều bánh trung thu, không chỉ làm tăng tiết axit dịch vị, phá hủy hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn có thể làm nặng thêm bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí biến chứng chảy máu đường tiêu hóa, làm nặng thêm các bệnh gan mật như viêm túi mật, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, nặng nhất có thể gây ra viêm tụy", bác Khâu Văn Thắng nói.
Qua trường hợp của cô Lý, bác sĩ cũng nhắc nhở những người dạ dày không được tốt lắm thì không nên ăn nhiều bánh trung thu, nên chia làm nhiều lần ăn, mỗi lần cách nhau khoảng thời gian vài ngày. Tốt nhất nên ăn kết hợp cùng một số loại trái cây giàu chất xơ để giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở đường tiêu hóa hoặc đau và chảy máu đường tiêu hóa rõ ràng, nên đi khám càng sớm càng tốt.
Mời quý độc giả xem thêm video: Hướng dẫn cách sử dụng men tiêu hóa. Nguồn video: Vinmec.