Năm 1932, tập đoàn Chisso ở Nhật xả nước thải nhiễm thủy ngân ra biển Minamata. Hành động này không chỉ khiến tôm cá chết hàng loạt mà còn khiến người dân ăn địa phương nhiễm độc và mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm, sinh ra các thế hệ dị tật. Đây được coi là một trong những thảm họa ô nhiễm môi trường thảm khốc nhất lịch sử thế giới. Minamata sau đó trở thành tên gọi chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân từ chất thải hóa học mà một khu công nghiệp xả trực tiếp ra biển. Những di chứng do thảm họa nước biển nhiễm thủy ngân này gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Nó không chỉ khiến tôm cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ mà còn khiến nhiều người ăn cá bị co giật, tê liệt, đau đớn. Nhiều người ăn cá thậm chí phát điên, tê liệt, hôn mê và tử vong sau vài tuần.Phần đông nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc này xuất hiện triệu chứng run không kiểm soát, tê tay chân, giảm thị lực và co giật. Một số ghi nhận cho thấy, ngay cả những con mèo ăn cá chết sau một thời gian cũng bị co giật rồi chết.Không những thế, di chứng của thảm họa này tồn tại ở cả những thế hệ sau này với nhiều đứa trẻ sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh, thiểu năng,… Sau nhiều tranh cãi về nguyên nhân của vấn đề này, đến năm 1959, các giáo sư Đại học Kumamoto đưa ra kết luận chính thức, căn bệnh ở vùng Minamata là bệnh thần kinh, do ăn cá và sinh vật có vỏ cứng từ vịnh Minamata. Kết quả khám nghiệm tử thi của bệnh nhân cũng cho thấy loại thủy ngân trong cơ thể người bệnh đã qua đời giống như trong chất thải công nghiệp của nhà máy hóa chất Chisso.Tuy nhiên, kết thuật này thời điểm đó chưa được chính phủ Nhật Bản chính thức công nhận nên nhà máy Chisso tiếp tục xả nước thải ra biển và khiến số người dân địa phương mắc bệnh ngày càng nhiều và ngày càng lan rộng trong khu vực. Đến năm 1968, chính phủ Nhật Bản mới chính thức công nhận thủy ngân hữu cơ trong chất thải công nghiệp của nhà máy Chisso là nguyên nhân gây bệnh thì đã có hàng nghìn người bị tổn thương thần kinh, tử vong và sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh.Trong ảnh là nạn nhân của thảm họa Minamata những năm 2000 do nhiếp ảnh gia Takeshi Ishikawa ghi lại.Những đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã bị dị tật, thiểu năng trí tuệ do bố mẹ chúng bị nhiễm độc thủy ngân khi ăn cá nhiễm độc.
Năm 1932, tập đoàn Chisso ở Nhật xả nước thải nhiễm thủy ngân ra biển Minamata. Hành động này không chỉ khiến tôm cá chết hàng loạt mà còn khiến người dân ăn địa phương nhiễm độc và mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm, sinh ra các thế hệ dị tật. Đây được coi là một trong những thảm họa ô nhiễm môi trường thảm khốc nhất lịch sử thế giới. Minamata sau đó trở thành tên gọi chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân từ chất thải hóa học mà một khu công nghiệp xả trực tiếp ra biển.
Những di chứng do thảm họa nước biển nhiễm thủy ngân này gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Nó không chỉ khiến tôm cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ mà còn khiến nhiều người ăn cá bị co giật, tê liệt, đau đớn. Nhiều người ăn cá thậm chí phát điên, tê liệt, hôn mê và tử vong sau vài tuần.
Phần đông nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc này xuất hiện triệu chứng run không kiểm soát, tê tay chân, giảm thị lực và co giật.
Một số ghi nhận cho thấy, ngay cả những con mèo ăn cá chết sau một thời gian cũng bị co giật rồi chết.
Không những thế, di chứng của thảm họa này tồn tại ở cả những thế hệ sau này với nhiều đứa trẻ sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh, thiểu năng,…
Sau nhiều tranh cãi về nguyên nhân của vấn đề này, đến năm 1959, các giáo sư Đại học Kumamoto đưa ra kết luận chính thức, căn bệnh ở vùng Minamata là bệnh thần kinh, do ăn cá và sinh vật có vỏ cứng từ vịnh Minamata.
Kết quả khám nghiệm tử thi của bệnh nhân cũng cho thấy loại thủy ngân trong cơ thể người bệnh đã qua đời giống như trong chất thải công nghiệp của nhà máy hóa chất Chisso.
Tuy nhiên, kết thuật này thời điểm đó chưa được chính phủ Nhật Bản chính thức công nhận nên nhà máy Chisso tiếp tục xả nước thải ra biển và khiến số người dân địa phương mắc bệnh ngày càng nhiều và ngày càng lan rộng trong khu vực.
Đến năm 1968, chính phủ Nhật Bản mới chính thức công nhận thủy ngân hữu cơ trong chất thải công nghiệp của nhà máy Chisso là nguyên nhân gây bệnh thì đã có hàng nghìn người bị tổn thương thần kinh, tử vong và sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh.
Trong ảnh là nạn nhân của thảm họa Minamata những năm 2000 do nhiếp ảnh gia Takeshi Ishikawa ghi lại.
Những đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã bị dị tật, thiểu năng trí tuệ do bố mẹ chúng bị nhiễm độc thủy ngân khi ăn cá nhiễm độc.