1. Thực phẩm dán nhãn chất béo thấp
Chúng ta thường mua thực phẩm ít béo vì chúng được quảng cáo là lành mạnh, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Thực phẩm đã loại bỏ chất béo tự nhiên có thể có ít calo hơn, nhưng chất béo đó được thay thế bằng đường và các chất phụ gia hóa học khác. Tất cả lượng đường đó được cơ thể sử dụng hoặc lưu trữ nhanh chóng, khiến bạn đói trở lại trong thời gian ngắn và cảm thấy thèm ăn.2. Ăn quá nhanh
Hãy dành thời gian ít nhất 20 phút cho mỗi bữa ăn. Một nghiên cứu của Đại học Rhode Island cho thấy những người ăn chậm và thưởng thức đồ ăn của họ thực sự tiêu thụ ít hơn 1/3 lượng thức ăn so với những người ăn nhanh.3. Bỏ bữa
Quá trình trao đổi chất chậm lại khi bạn bỏ bữa, điều đó có nghĩa là sẽ mất nhiều thời gian hơn để đốt cháy calo khi bạn ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ ăn nhiều hơn sau khi đã bỏ bữa. Nghiên cứu đã cho thấy những người bỏ bữa sáng có khả năng mắc tăng cân béo phì cao gấp 4,5 lần người ăn đủ bữa.4. Ăn uống với những người bạn thừa cân
Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi những hành vi từ môi trường xung quanh. Nếu bạn kết thân và ngồi ăn cùng với một người ăn nhiều, rất có thể bạn cũng sẽ ăn nhiều hơn bình thường.5. Không ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ làm tăng lượng hormone gây căng thẳng, do đó làm rối loạn khả năng xử lý đường của cơ thể. Tất cả lượng đường dư thừa đó sẽ chuyển thành chất béo. Xét vể hành vi, kiệt sức vì thiếu ngủ dẫn đến những lựa chọn tồi vì chúng ta không còn năng lượng để mua sắm và nấu những bữa ăn lành mạnh. Bởi vậy, bạn cần đảm bảo một giấc ngủ đủ để phòng bệnh béo phì.6. Ăn bằng bát đĩa lớn
Khi bạn có một đĩa lớn, lượng thức ăn bạn cần để ăn sẽ trông chẳng khác gì những mẩu vụn. Trên một đĩa nhỏ hơn, phần thức ăn sẽ lấp đầy nó, khiến chúng ta cảm thấy hài long hơn và tin rằng mình đã ăn no.7. Quên những gì bạn đã uống
Những thứ như soda và nước trái cây với lượng đường cao thường khiến mọi người cảm thấy no. Bia và rượu vang cũng có thể có lượng calo khá cao, đặc biệt là mọi người hiếm khi dừng lại ở một cốc. Tuy nhiên, khi nghĩ về các thực phẩm mình đã ăn trong ngày, chúng ta sẽ thường chỉ nghĩ đến các loại thức ăn mà không tính đến các loại đồ uống.8. Ăn uống không tập trung
Bạn không nên vừa ăn vừa xem tivi, bởi số liệu thống kê cho thấy bạn có khả năng ăn nhiều hơn 5-10 lần so với khi bạn tập trung ăn tại bàn ăn. Ăn trưa tại bàn làm việc hoặc giữa một cuộc thảo luận cũng có thể tạo ra sự phân tâm vừa đủ để bạn ăn quá nhiều mà không nhận ra điều đó.9. Không có kế hoạch nấu ăn
Nếu bạn chờ đến khi đói mềm mới đi nấu cái gì đó thì sẽ khó có quyết định đúng đắn, vì chúng ta thường không suy nghĩ được mạch lạc khi đói và bạn sẽ có xu hướng nấu nhiều, ăn nhiều hơn.Vòng luẩn quẩn tai hại khi ăn nhiều đường. Nguồn: Cuộc sống Hạnh phúc
1. Thực phẩm dán nhãn chất béo thấp
Chúng ta thường mua thực phẩm ít béo vì chúng được quảng cáo là lành mạnh, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Thực phẩm đã loại bỏ chất béo tự nhiên có thể có ít calo hơn, nhưng chất béo đó được thay thế bằng đường và các chất phụ gia hóa học khác. Tất cả lượng đường đó được cơ thể sử dụng hoặc lưu trữ nhanh chóng, khiến bạn đói trở lại trong thời gian ngắn và cảm thấy thèm ăn.
2. Ăn quá nhanh
Hãy dành thời gian ít nhất 20 phút cho mỗi bữa ăn. Một nghiên cứu của Đại học Rhode Island cho thấy những người ăn chậm và thưởng thức đồ ăn của họ thực sự tiêu thụ ít hơn 1/3 lượng thức ăn so với những người ăn nhanh.
3. Bỏ bữa
Quá trình trao đổi chất chậm lại khi bạn bỏ bữa, điều đó có nghĩa là sẽ mất nhiều thời gian hơn để đốt cháy calo khi bạn ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ ăn nhiều hơn sau khi đã bỏ bữa. Nghiên cứu đã cho thấy những người bỏ bữa sáng có khả năng mắc tăng cân béo phì cao gấp 4,5 lần người ăn đủ bữa.
4. Ăn uống với những người bạn thừa cân
Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi những hành vi từ môi trường xung quanh. Nếu bạn kết thân và ngồi ăn cùng với một người ăn nhiều, rất có thể bạn cũng sẽ ăn nhiều hơn bình thường.
5. Không ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ làm tăng lượng hormone gây căng thẳng, do đó làm rối loạn khả năng xử lý đường của cơ thể. Tất cả lượng đường dư thừa đó sẽ chuyển thành chất béo. Xét vể hành vi, kiệt sức vì thiếu ngủ dẫn đến những lựa chọn tồi vì chúng ta không còn năng lượng để mua sắm và nấu những bữa ăn lành mạnh. Bởi vậy, bạn cần đảm bảo một giấc ngủ đủ để phòng bệnh béo phì.
6. Ăn bằng bát đĩa lớn
Khi bạn có một đĩa lớn, lượng thức ăn bạn cần để ăn sẽ trông chẳng khác gì những mẩu vụn. Trên một đĩa nhỏ hơn, phần thức ăn sẽ lấp đầy nó, khiến chúng ta cảm thấy hài long hơn và tin rằng mình đã ăn no.
7. Quên những gì bạn đã uống
Những thứ như soda và nước trái cây với lượng đường cao thường khiến mọi người cảm thấy no. Bia và rượu vang cũng có thể có lượng calo khá cao, đặc biệt là mọi người hiếm khi dừng lại ở một cốc. Tuy nhiên, khi nghĩ về các thực phẩm mình đã ăn trong ngày, chúng ta sẽ thường chỉ nghĩ đến các loại thức ăn mà không tính đến các loại đồ uống.
8. Ăn uống không tập trung
Bạn không nên vừa ăn vừa xem tivi, bởi số liệu thống kê cho thấy bạn có khả năng ăn nhiều hơn 5-10 lần so với khi bạn tập trung ăn tại bàn ăn. Ăn trưa tại bàn làm việc hoặc giữa một cuộc thảo luận cũng có thể tạo ra sự phân tâm vừa đủ để bạn ăn quá nhiều mà không nhận ra điều đó.
9. Không có kế hoạch nấu ăn
Nếu bạn chờ đến khi đói mềm mới đi nấu cái gì đó thì sẽ khó có quyết định đúng đắn, vì chúng ta thường không suy nghĩ được mạch lạc khi đói và bạn sẽ có xu hướng nấu nhiều, ăn nhiều hơn.
Vòng luẩn quẩn tai hại khi ăn nhiều đường. Nguồn: Cuộc sống Hạnh phúc