Đau bụng nghiêm trọng sau khi ăn: Đau bụng dữ dội là dấu hiệu cảnh báo tắc ruột - tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị y tế ngay lập tức. Đây cũng là triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích (IBS), chứng rối loạn tiêu hóa mạn tính. Các triệu chứng IBS khác bao gồm đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón. Ảnh: Gutclinic.Khó nuốt: Nếu bạn cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc đau đớn khi nuốt, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề gì đó nghiêm trọng như ung thư thực quản. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), ung thư thực quản phổ biến hơn ở người lớn trên 55 tuổi và nguy cơ xảy ra ở nam giới cao gấp 3-4 lần so với nữ. Những vấn đề khác có thể gây khó nuốt bao gồm nhiễm trùng, loét hoặc mô sẹo (phát triển khi bạn bị trào ngược axit mạn tính). Ngoài ra, bệnh viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan (EOE), chứng viêm dị ứng mạn tính, là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về nuốt. Ảnh: Telegrafi.Sụt cân không rõ nguyên nhân: Nếu bạn bị sụt cân nhưng không thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục, đó là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu giảm 5% trọng lượng cơ thể trở lên trong vòng 6-12 tháng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Family Physician cho thấy ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, tình trạng sụt cân như vậy (kèm theo đau bụng) thường do các nguyên nhân khác, chẳng hạn loét dạ dày tá tràng, bệnh celiac, bệnh viêm ruột thừa. Ảnh: Mfine.Ợ chua thường xuyên: Cảm giác nóng rát, khó chịu ở ngực thường gặp ở người lớn tuổi và có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn. Nhưng nếu chứng ợ nóng thường xuyên và ngày càng trầm trọng hơn hoặc không đáp ứng với thuốc, bạn có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), chứng rối loạn trong đó van giữa dạ dày và thực quản không đóng đúng cách. Nếu không được điều trị, GERD có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm xói mòn hoặc thu hẹp thực quản, hoặc tình trạng tiền ung thư là Barrett thực quản. Trong một số trường hợp hiếm, chứng ợ nóng nghiêm trọng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản hoặc thoát vị gián đoạn. Ảnh: Medicalnewstoday.Bụng chướng: Không có gì lạ khi bạn cảm thấy đầy hơi sau khi ăn một bữa ăn lớn. Nhưng nếu bạn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi nhiều giờ sau bữa ăn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy chất lỏng hoặc khí dư thừa đang hình thành trong ruột non do tắc nghẽn, viêm nhiễm, vi khuẩn phát triển quá mức hoặc một bệnh đường tiêu hóa. Ảnh: Healthgrades.Cảm thấy no dù ăn rất ít: Nếu bạn cảm thấy bị đầy bụng dù không ăn nhiều, nguyên nhân phổ biến nhất là chứng liệt dạ dày - tình trạng thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn bình thường. Nó có thể xảy ra khi một căn bệnh nghiêm trọng làm ngưng trệ hệ thống điện của dạ dày. Bệnh cúm, phẫu thuật dạ dày và bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra tình trạng này. Các nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn dẫn đến cảm giác no sớm bao gồm loét, tắc nghẽn hoặc khối u. Ảnh: Gutclinic.Đau bụng đột ngột, dữ dội: Một cơn đau buốt không dứt có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa cấp tính (nếu nó ở phía dưới bên phải bụng), viêm túi thừa hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Thông thường nếu bạn bị chuột rút cơ khi tập thể dục, cơn đau nhói ở bụng chỉ kéo dài vài giây. Nhưng nếu đó là vấn đề gì đó nghiêm trọng, cơn đau sẽ tiếp tục kéo dài và không giảm. Ảnh: Medicalnewstoday.Đi đại tiện ra máu: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến đi đại tiện ra máu là bệnh trĩ và nứt hậu môn (rác niêm mạc hậu môn). Nhưng tình trạng này cũng có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của ung thư ruột kết, đặc biệt nếu đi kèm với thay đổi thói quen đi tiêu. Các nguyên nhân khác có thể gây chảy máu là polyp ruột kết, bệnh viêm ruột, viêm ruột kết và bệnh ruột thừa. Ảnh: Gastrodoxs.Táo bón kéo dài: Táo bón là tình trạng đi tiêu dưới 3 lần mỗi tuần. Táo bón có thể do nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm một số loại thuốc, chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Một số tình trạng y tế như hội chứng ruột kích thích, các vấn đề về tuyến giáp, bệnh tiểu đường hoặc ung thư đại trực tràng cũng có thể gây táo bón. Ảnh: Eatthis.
Đau bụng nghiêm trọng sau khi ăn: Đau bụng dữ dội là dấu hiệu cảnh báo tắc ruột - tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị y tế ngay lập tức. Đây cũng là triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích (IBS), chứng rối loạn tiêu hóa mạn tính. Các triệu chứng IBS khác bao gồm đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón. Ảnh: Gutclinic.
Khó nuốt: Nếu bạn cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc đau đớn khi nuốt, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề gì đó nghiêm trọng như ung thư thực quản. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), ung thư thực quản phổ biến hơn ở người lớn trên 55 tuổi và nguy cơ xảy ra ở nam giới cao gấp 3-4 lần so với nữ. Những vấn đề khác có thể gây khó nuốt bao gồm nhiễm trùng, loét hoặc mô sẹo (phát triển khi bạn bị trào ngược axit mạn tính). Ngoài ra, bệnh viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan (EOE), chứng viêm dị ứng mạn tính, là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về nuốt. Ảnh: Telegrafi.
Sụt cân không rõ nguyên nhân: Nếu bạn bị sụt cân nhưng không thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục, đó là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu giảm 5% trọng lượng cơ thể trở lên trong vòng 6-12 tháng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Family Physician cho thấy ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, tình trạng sụt cân như vậy (kèm theo đau bụng) thường do các nguyên nhân khác, chẳng hạn loét dạ dày tá tràng, bệnh celiac, bệnh viêm ruột thừa. Ảnh: Mfine.
Ợ chua thường xuyên: Cảm giác nóng rát, khó chịu ở ngực thường gặp ở người lớn tuổi và có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn. Nhưng nếu chứng ợ nóng thường xuyên và ngày càng trầm trọng hơn hoặc không đáp ứng với thuốc, bạn có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), chứng rối loạn trong đó van giữa dạ dày và thực quản không đóng đúng cách. Nếu không được điều trị, GERD có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm xói mòn hoặc thu hẹp thực quản, hoặc tình trạng tiền ung thư là Barrett thực quản. Trong một số trường hợp hiếm, chứng ợ nóng nghiêm trọng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản hoặc thoát vị gián đoạn. Ảnh: Medicalnewstoday.
Bụng chướng: Không có gì lạ khi bạn cảm thấy đầy hơi sau khi ăn một bữa ăn lớn. Nhưng nếu bạn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi nhiều giờ sau bữa ăn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy chất lỏng hoặc khí dư thừa đang hình thành trong ruột non do tắc nghẽn, viêm nhiễm, vi khuẩn phát triển quá mức hoặc một bệnh đường tiêu hóa. Ảnh: Healthgrades.
Cảm thấy no dù ăn rất ít: Nếu bạn cảm thấy bị đầy bụng dù không ăn nhiều, nguyên nhân phổ biến nhất là chứng liệt dạ dày - tình trạng thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn bình thường. Nó có thể xảy ra khi một căn bệnh nghiêm trọng làm ngưng trệ hệ thống điện của dạ dày. Bệnh cúm, phẫu thuật dạ dày và bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra tình trạng này. Các nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn dẫn đến cảm giác no sớm bao gồm loét, tắc nghẽn hoặc khối u. Ảnh: Gutclinic.
Đau bụng đột ngột, dữ dội: Một cơn đau buốt không dứt có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa cấp tính (nếu nó ở phía dưới bên phải bụng), viêm túi thừa hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Thông thường nếu bạn bị chuột rút cơ khi tập thể dục, cơn đau nhói ở bụng chỉ kéo dài vài giây. Nhưng nếu đó là vấn đề gì đó nghiêm trọng, cơn đau sẽ tiếp tục kéo dài và không giảm. Ảnh: Medicalnewstoday.
Đi đại tiện ra máu: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến đi đại tiện ra máu là bệnh trĩ và nứt hậu môn (rác niêm mạc hậu môn). Nhưng tình trạng này cũng có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của ung thư ruột kết, đặc biệt nếu đi kèm với thay đổi thói quen đi tiêu. Các nguyên nhân khác có thể gây chảy máu là polyp ruột kết, bệnh viêm ruột, viêm ruột kết và bệnh ruột thừa. Ảnh: Gastrodoxs.
Táo bón kéo dài: Táo bón là tình trạng đi tiêu dưới 3 lần mỗi tuần. Táo bón có thể do nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm một số loại thuốc, chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Một số tình trạng y tế như hội chứng ruột kích thích, các vấn đề về tuyến giáp, bệnh tiểu đường hoặc ung thư đại trực tràng cũng có thể gây táo bón. Ảnh: Eatthis.